Cá nhân có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa khi không trực tiếp canh tác?

Cá nhân không trực tiếp canh tác có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Đất nước Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, từ lâu hạt gạo đã gắn liền với sự phát triển của dân tộc và thông qua hoạt động xuất khẩu gạo đã chứng minh nước ta là một trong những Quốc gia xuất khẩu gạo lớn đứng thứ 2 trên thế giới. Khi mức lợi nhuận tăng cao thì kèm theo đó yêu cầu sản phẩm cũng phải đáp ứng chất lượng tương xứng nên để phát triển chiến lược cần bắt đầu  từ nguồn gốc do đó diện tích đất trồng lúa cũng cần được tăng lên.

Đất nông nghiệp được thể hiện trong các Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hiện tại  Chính Phủ đã ban hành Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ năm 2025, sửa đổi các quy định về quản lý sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa đáp ứng yêu cầu của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tố chức kinh tế trong nước (các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn kinh tế), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thức đẩy tích tụ tập trung đất đai theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, hiệu quả.

1. Quy định về chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên.

Theo quy định của Luật Đất đai 2024 thì điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cụ thể như sau:

Điều 47. Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh cho cá nhân khác và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Trường hợp là tổ chức kinh tế: Được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được UBND cấp huyện chấp thuận.

Phương án sử dụng đất nông nghiệp (áp dụng với cả chủ thể là cá nhân và tổ chức kinh tế) phải có các nội dung chính: Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất; kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp; vốn đầu tư; thời hạn sử dụng đất; tiến độ sử dụng đất.

Cá nhân không trực tiếp canh tác có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

2. Cá nhân không trực tiếp canh tác có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Hiện tại theo Luật Đất đai năm 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa để thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp, thì Luật Đất đai 2024 đã có quy định mới hơn cụ thể:

  •  cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp (hay còn gọi là không trực tiếp canh tác) vẫn được nhận chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa.
  • Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa vượt quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa và được UBND cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.

3. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chuyên trồng lúa được chuyển đổi sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải đáp ứng quy định:

  • Có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt;
  • Nộp một khoản tiền theo quy định của pháp luật để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, trừ dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng;
  • Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.

Như vậy với những đổi mới của chính sách đất đai theo Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 sẽ góp phần khuyến khích tập trung, tích tụ đất nông nghiệp trong đó có đất trồng lúa, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hoá và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Trên đây là bài viết liên quan đến “Cá nhân có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa khi không trực tiếp canh tác”.  Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 529/122 Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Các bài viết liên quan:

Rủi ro khi mua nhà đất vi bằng, có làm sổ được không năm 2023?

VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TẠM NGỪNG THỦ TỤC CẤP LẠI SỔ ĐỎ DO BỊ MẤT – LÝ DO CẦN XÁC MINH TẠI NGÂN HÀNG XEM CÓ NHẬN THẾ CHẤP SỔ ĐỎ KHÔNG. VẬY CÓ ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có số đỏ

Number of views: 119

Leave a Reply

Your email address will not be published.