Mục lục bài viết
1. Hồ sơ khởi kiện:
- Đơn khởi kiện;
- Giấy chứng tử (hoặc giấy tờ khác chứng minh một người đã chết trong trường hợp không có Giấy chứng tử): của người để lại di sản thừa kế; của người được hưởng di sản thừa kế nhưng đã chết;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản chết và người khởi kiện: Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Tờ khai gia đình,… để xác định được diện và hàng thừa kế của người chết;
- Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu của tài sản của người để lại di sản chết như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;…
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người khởi kiện ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng;
- Các loại giấy tờ khác có liên quan (nếu có): Bản kê khai di sản; Di chúc; Biên bản họp gia đình; Biên bản làm việc tại các cơ quan hữu quan; Giấy tờ nhân thân của các đương sự trong vụ án; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Giấy xác nhận độc thân;….
2. Thời hiệu khởi kiện:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.
3. Thẩm quyền giải quyết:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục Sơ thẩm các vụ án đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Tranh chấp thừa kế tài sản mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. (trừ trường hợp khoản 4 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.)
4. Trình tự thủ tục khởi kiện:
Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ như Mục 1 nêu trên;
Bước 2: Người khởi kiện nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét và trả lời cho người khởi kiện như sau:
3.1. Hồ sơ khởi kiện chưa đầy đủ: Hướng dẫn Người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; bổ sung tài liệu chứng cứ;
3.2. Hồ sơ khởi kiện đã đầy đủ: Tòa án sẽ thụ lý đơn khởi kiện và ra Thông báo đóng tạm ứng án phí cho Người khởi kiện;
Bước 4: Tòa án có thẩm quyền sẽ:
4.1. Tòa án sẽ trả lại đơn kiện trong trường hợp Người khởi kiện không thực hiện theo yêu cầu của Tòa án theo bước 3.1 hoặc 3.2 nếu như Người khởi kiện không nộp lại biên lai đóng tạm ứng án phí cho Tòa án trong thời hạn quy định.
4.2. Tòa án sẽ thụ lý vụ án trong trường hợp Người khởi kiện đã thực hiện đúng theo yêu cầu của Tòa án theo bước 3.1 hoặc 3.2 nếu như Người khởi kiện nộp lại biên lai đóng tạm ứng án phí cho Tòa án trong thời hạn quy định.
Trên đây là bài viết của Hãng Luật Bạch Tuyết hướng dẫn về hồ sơ và trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế. Nếu cần còn thắc mắc hoặc muốn hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ với Hãng Luật Bạch Tuyết theo thông tin sau đây để được tư vấn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi:
Thông tin liên hệ:
1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết,
- Số điện thoại: 094.994.0303 hoặc 0987.431.347
- Website: https://hangluatbachtuyet.com/
2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết – Chi nhánh Phú Nhuận
- Số điện thoại: 0376019226
Các bài viết khác: