Cần những điều kiện nào để được sở hữu nhà ở xã hội

Cần những điều kiện nào để được sở hữu nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Nhà ở xã hội thường có giá thấp hơn so với các nhà ở khác.

Trong đó điểm khác biệt so với các loại nhà ở riêng lẻ khác là: chủ thể được mua, thuê, thuê mua phải là những đối tượng đặc biệt được quy định như người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo, cận nghèo; người thu nhập thấp; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện thu hồi đất phải giải tỏa, phá dở mà chưa được bồi thường… và phải đáp ứng các điều kiện chứng minh như điều kiện về thu nhập, điều kiện cư trú, điều kiện nhà ở và nộp hồ sơ cùng với thực hiện các thủ tục về nhà ở xã hội theo quy định thì sẽ được sở hữu nhà ở xã hội.

1.Thời hạn sở hữu nhà ở xã hội

Theo Luật nhà ở và các quy định pháp luật liên quan không có quy định về việc hạn chế thời hạn sở hữu khi chủ thể mua nhà ở xã hội. Do đó khi các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội đã đáp ứng điều kiện luật định và nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội thì sẽ được sở hữu nhà ở xã hội lâu dài, không có thời hạn.

Đối với một số thông tin cho rằng: “Thời hạn sở hữu nhà ở xã hội bị thu hồi sau 50 năm là không chính xác” . Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn 50 năm chỉ áp dụng đối với cá nhân người nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Cần những điều kiện nào để được sở hữu nhà ở xã hội?
Cần những điều kiện nào để được sở hữu nhà ở xã hội?

 2.Điều kiện mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

Thứ nhất, điều kiện về nhà ở

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình; chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở; đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình; nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn; mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ; và từng khu vực (trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người).

Thứ hai, điều kiện về cư trú

Phải có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.

Trường hợp không có thường trú như trên thì cần phải có bản sao chứng thực về giấy đăng ký tạm trú, hợp đồng lao động có thời hạn một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tuy nhiên hiện tại điểm bất cập về quy định trên là theo Luật Cư trú toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy không còn giá trị sử dụng thì việc chứng minh sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xác thực như thế nào, từ đó để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Thứ ba, điều kiện về thu nhập

Đối với đối tượng theo quy định tại khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 Luật nhà ở 2014; thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập; thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Hay có thể hiểu, phải là người có thu nhập hàng tháng; từ 11 triệu đồng trở xuống (132 triệu đồng/năm), nếu không có người phụ thuộc.

Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo; cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Hồ sơ mua nhà ở xã hội

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định đối tượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục – hồ sơ mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Để chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Danh sách các đối tượng dự kiến được mua theo thứ tự ưu tiên về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm xác định đúng đối tượng được hỗ trợ và loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội;

– Bản chứng thực CMND/CCCD;

– Bản chứng thực Đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Ảnh các thành viên trong gia đình;

– Ngoài ra nếu có các loại giấy tờ ưu tiên khác thì có thể nộp kèm trong hồ sơ.

Trên đây là bài viết của Hãng Luật Bạch Tuyết về chủ đề “cần những điều kiện nào để được sở hữu nhà ở xã hội”. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và sử dụng dịch vụ. 

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Number of views: 67

Leave a Reply

Your email address will not be published.