Thủ tục ly hôn với người nước ngoài năm 2023

Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất giữa cá nhân cho cá nhân tại vpđkđđ

Xu hướng hội nhập quốc tế cũng là lý do khiến cho việc kết hôn với người nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến hiện nay ở nước ta. Cũng giống như những cặp vợ chồng bình thường khác, cuộc sống hôn nhân với vợ/chồng là người nước ngoài cũng có lúc xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm sống, cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc và dẫn đến kết cục là ly hôn. Tuy nhiên, vấn đề ly hôn đối với người nước ngoài cũng còn khá phức tạp và đang gặp nhiều vướng mắc về khâu xác định thẩm quyền giải quyết, thủ tục và hồ sơ thực hiện. Vậy, vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Hồ sơ, thủ tục thực hiện cần những gì? Hãy cùng Hãng Luật Bạch Tuyết tìm hiểu vấn đề trên!

1. Thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án”. Do đó, ly hôn chỉ được chấm dứt khi cơ quan Toà án có thẩm quyền ra quyết định, bản án có hiệu lực thì lúc đó việc ly hôn mới được pháp luật công nhận.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và Bộ luật dân sự thì hiện nay ly hôn thuộc một trong các trường hợp sau được xác định là ly hôn có yếu tố nước ngoài:

  • Vợ chồng là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
  • Một bên vợ hoặc chồng là người nước ngoài; Bên còn lại là người Việt Nam;
  • Vợ chồng đều là người Việt Nam nhưng một hoặc cả hai bên đang định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài;
  • Vợ chồng là người nước ngoài; hoặc Vợ/chồng là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc;
  • Vợ và chồng đều là người Việt Nam nhưng việc xác lập quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài;
  • Tài sản, các tranh chấp trong quan hệ hôn nhân ở nước ngoài.
Thủ tục ly hôn với người nước ngoài năm 2023
thủ tục ly hôn với người nước ngoài năm 2023

2. Ai được quyền yêu cầu ly hôn?

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ về những người được quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, cụ thể:

  • Vợ đơn phương yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn;
  • Chồng đơn phương yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn;
  • Cả vợ và chồng thuận tình yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn;
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn trong trường hợp:
  • Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
  • Một bên vợ, chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài?

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 123, Khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các Điều 28, 35, 37, 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

“Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.”

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trường hợp giải quyết vụ việc ly hôn mà một bên đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Do vậy, đa số các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Tuy nhiên, tuỳ vụ việc, nếu cả vợ và chồng đều hiện đang cư trú lâu dài tại Việt Nam thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Huyện của người nước ngoài đang cư trú theo Khoản 1 Điều 470 Bộ luật dân sự 2015 (không thuộc trường hợp đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài). Hoặc cả vợ và chồng đều có thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn nơi cư trú của vợ hoặc chồng có thẩm quyền giải quyết theo điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Và, trừ trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nếu việc ly hôn diễn ra giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.

4. Hồ sơ, thủ tục ly hôn với người nước ngoài cần những gì?

Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài gồm có:

  • Đơn xin ly hôn;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc);
  • Giấy tờ cá nhân của vợ, chồng: CCCD/CMND, Hộ chiếu (Bản sao chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu của vợ chồng; Sổ tạm trú; Thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (Bản sao chứng thực) (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung, nợ chung (nếu có);
  • Trường hợp vợ hoặc chồng đã xuất cảnh ra nước ngoài mà không xác định được địa chỉ tại nước ngoài thì phải có giấy xác nhận vợ chồng đã xuất cảnh của địa phương.

Lưu ý: Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự Giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn tại tòa.

Thủ tục lý hôn với người nước ngoài như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định nêu trên.

Bước 3: Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ:

– Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo  tạm ứng án phí.

– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì Tòa án sẽ thông báo để người yêu cầu ly hôn sửa đổi, bổ sung đơn, hồ sơ.

Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết theo thủ tục pháp luật quy định.

Tuy nhiên, hiện nay việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài còn thực hiện khá khó khăn do còn vướng mắc nhiều vấn đề như: khó khăn trong việc xác định thẩm quyền của Toà giải quyết, khó khăn trong việc xác định địa chỉ của người nước ngoài, tranh chấp về quyền nuôi con, về tài sản chung, nợ chung,.…Do đó, bạn cần liên hệ với Luật sư hoặc những người có am hiểu về pháp luật để được tư vấn kịp thời nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của bạn.

Trên đây là bài viết của Hãng Luật Bạch Tuyết về “Thủ tục ly hôn với người nước ngoài” Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Hãng Luật Bạch Tuyết theo thông tin sau đây để được tư vấn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

Thông tin liên hệ:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết có liên quan:

Nghĩa vụ liên đới trả nợ của vợ chồng

Hồ sơ và trình tự, thủ tục xin xác nhận tình trạng hôn nhân

Hồ sơ khởi kiện ly hôn gồm những gì?

Number of views: 399

Leave a Reply

Your email address will not be published.