Khủng bố để đòi nợ bị xử lý như thế nào?

Khủng bố để đòi nợ bị xử lý như thế nào

Hành vi khủng bố để đòi nợ bị xử lý như thế nào?

Vừa qua, Công an tỉnh Tiền Giang đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố và bắt tạm giam bị can để điều tra đối với những đối tượng cầm đầu một Công ty Luật do đã có hành vi “khủng bố để đòi nợ”. Vậy cụ thể hành vi mang tính chất khủng bố tinh thần của người vay tiền này để buộc trả tiền này có thể bị xử lý theo tội danh nào và mức phạt là như thế nào? Bài viết hôm nay của Hãng Luật Bạch Tuyết sẽ thông tin đến Quý bạn đọc về vấn đề này, cụ thể như sau:

Khủng bố để đòi nợ bị xử lý như thế nào?
Hành vi khủng bố để đòi nợ bị xử lý như thế nào?

1. Hành vi khủng bố để đòi nợ bị xử lý theo tội danh nào?

Theo thông tin mà chúng tôi được biết, những người từ một Công ty Luật ở Tiền Giang đã có những hành vi sau:

  • Gọi điện đến người nợ tiền, thân nhân, người quen của người nợ tiền để đe dọa, yêu cầu họ buộc con nợ phải thanh toán số tiền đã vay;
  • Đặt bình gas, mang quan tài đến nhà của người vay;
  • Đe dọa cho nổ nhà, cơ quan của người vay để buộc họ trả tiền…

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản. Xét trường hợp trên, các đối tượng đã có hành vi mang tính chất đe dọa sử dụng vũ lực và các hành vi khác uy hiếp tinh thần của những con nợ (dọa giết, dọa cho nổ nhà, cơ quan) nhằm đòi nợ đã có dấu hiệu cấu thành của Tội cưỡng đoạt tài sản.

2. Hành vi khủng bố để đòi nợ có bị xử lý về Tội đe dọa giết người không?

Mặc dù về hành vi, các đối tượng đã có hành vi đe dọa giết người, tuy nhiên, hành vi đe dọa giết người trong vụ việc đã nêu đi kèm mục đích chiếm đoạt tài sản, tức đã xâm phạm cả quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu mà pháp luật hình sự bảo vệ. Trong khi đó, hành vi đe dọa giết người ở Tội đe dọa giết người (Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) lại không đi kèm mục đích chiếm đoạt tài sản, tức chỉ xâm phạm quan hệ nhân thân. Do đó, hành vi của các đối tượng trong vụ việc nêu trên không bị xử lý về Tội đe dọa giết người.

Khủng bố để đòi nợ, xử lý như thế nào 2
Khủng bố để đòi nợ, xử lý như thế nào?

3. Mức phạt cho hành vi khủng bố để đòi nợ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì:

1.Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà những người phạm tội sẽ bị xử lý theo quy định. Trong trường hợp vụ việc đã nêu, xét thấy các đối tượng đã thành lập công ty chỉ để chuyên thực hiện hành vi đòi nợ thuê kiểu khủng bố, số tiền cưỡng đoạt lên tới gần 1000 tỷ đồng, như vậy, các đối tượng này có thể bị truy cứu với mức hình phạt cao nhất là phạt tù có thời hạn 20 năm, đồng thời có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.

Trên đây là bài viết của Hãng Luật Bạch Tuyết về “Khủng bố để đòi nợ bị xử lý như thế nào?”  Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Hãng Luật Bạch Tuyết theo thông tin sau đây để được tư vấn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan:

Number of views: 91

Leave a Reply

Your email address will not be published.