Cảnh báo lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app

Cảnh báo lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app

Cảnh báo lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app

Năm 2023, ở thế giới lẫn Việt Nam đối mặt với một làn sóng sa thải người lao động hàng loạt. Điều này dẫn đến tình trạng người lao động mất việc làm và loay hoay trong công cuộc tìm kế sinh nhai. Lợi dụng tình trạng đó, hàng loạt hình thức lừa đảo sử dụng các chiêu trò tinh vi, đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền của người dân đã ra đời như nấm sau mưa. Bài viết hôm nay của Hãng Luật Bạch Tuyết xin gửi đến Quý vị bạn đọc thông tin về hoạt động lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app (ứng dụng). Chi tiết mời Quý vị bạn đọc xem bài viết dưới đây:

Cảnh báo lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app
cảnh báo lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app

1. Lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app (ứng dụng) là gì?

1.1. Quá trình tiếp cận, quảng cáo tới nạn nhân

Thông tin từ bạn đọc cho biết, vì có nhu cầu có thêm thu nhập nên họ đã tìm kiếm việc làm mà cụ thể là kiếm tiền qua mạng. Các đối tượng lừa đảo đã tiếp cận, gửi mô tả công việc, theo đó người tham gia sẽ thực hiện những công việc sau để có tiền:

  • Đăng ký một tài khoản làm việc trên nền tảng công ty, sau đó hệ thống này sẽ phân phối cho người tham gia những ứng dụng để tải về cài đặt nhằm giúp các ứng dụng nhận được thêm nhiều lượt tải về;
  • Mỗi bộ ứng dụng sẽ bao gồm 45 ứng dụng cần tải xuống, người tham gia sẽ làm các nhiệm vụ và sau đó sẽ nhận được tiền vào tài khoản.

Mức lương cơ bản mà công việc nêu trên quảng cáo là 5.000.000 VNĐ/tháng. Ngoài mức lương này, người tham gia cũng sẽ nhận được vô số các khoản hoa hồng, khoản thưởng khác. Chẳng hạn, hoa hồng giới thiệu người mới là 20%, khoản thưởng từ đăng ký tài khoản mới (360.000VNĐ), tri ân khách hàng 3 năm (800.000VNĐ),…

Cảnh báo lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app
cảnh báo lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app

1.2. Quá trình chiếm đoạt tài sản của nạn nhân

Đầu tiên, thông qua người chăm sóc, hệ thống lừa đảo nói trên phân phối cho các nạn nhân các nhiệm vụ đơn giản, cộng thêm 1 khoản tiền thưởng. Nạn nhân thực hiện việc cài đặt apps, làm các nhiệm vụ, trong đó có chuyển khoản 1 số tiền nhỏ cho số tài khoản được nêu trong hệ thống và cùng ngày được rút số tiền hơn 1.000.000 VNĐ. Quá vui mừng vì trong một ngày đã kiếm được một số tiền tương đối lớn, nạn nhân hào hứng và nôn nóng được đăng ký các gói thành viên cao hơn để được phân phối các lợi ích lớn hơn.

Lua-dao-bang-hinh-thuc-lam-nhiem-vu-qua-app-2
cảnh báo lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app

Sau khi nộp tiền để đăng ký gói thành viên, nạn nhân được phân phối thêm nhiều công việc cài đặt ứng dụng, làm nhiệm vụ trong app. Nhiệm vụ chính là người tham gia sẽ chuyển tiền để bù vào số tiền âm được nêu trong app. Chẳng hạn, ở nhiệm vụ đầu tiên, số tiền âm hiển thị là 1.000.000 VNĐ, người tham gia phải chuyển khoản 1.000.000 đồng cho số tài khoản được nêu trong app để bù vào phần tiền âm này. Sau khi chuyển khoản và nhắn cho CSKH (chăm sóc khách hàng), người tham gia được nhận thưởng và làm nhiệm vụ tiếp theo. Lúc này, mức độ số tiền cần phải bù vào càng lúc càng lớn, các đối tượng lừa đảo sử dụng chiêu trò người tham gia đã “may mắn” mới có thể nhận được “app kết hợp” – với số tiền phải chuyển lớn nhưng bù lại số tiền thưởng cũng rất cao.

Người tham gia bị buộc phải hoàn thành toàn bộ các nhiệm vụ thì mới có thể nhận thưởng và nhận lại số tiền đã chuyển. Tiếc số tiền đã chuyển để thực hiện nhiệm vụ cộng thêm lời dụ dỗ của Người hướng dẫn, nạn nhân đã phải vay tiền từ người thân, bạn bè, thế chấp tài sản và thậm chí là “vay nóng” nhằm hoàn thành nhiệm vụ, nhận thưởng và nhận lại số tiền đã chuyển. Vào nhiệm vụ thứ 45, nạn nhân đã vay mượn và chuyển số tiền hơn 700.000.000VNĐ vào hệ thống nói trên. Đáng chú ý, ở đây Người hướng dẫn trong đường dây này cũng đã chuyển khoản 70.000.000 VNĐ vào hệ thống để “giúp” nạn nhân làm nhiệm vụ và khiến nạn nhân càng thêm tin tưởng.

Sau khi đã phải huy động mọi khoản tiền có thể, nạn nhân hoàn thành nhiệm vụ thứ 45/45. Lúc này, để rút số tiền ra, hệ thống này yêu cầu nạn nhân phải nộp thêm một số tiền phí là 20% số tiền phải rút với lý do tài khoản đã trên 100.000.000VNĐ. Vào thời điểm này, nạn nhân đã hoàn toàn sập bẫy, không còn khả năng huy động thêm tiền chuyển vào hệ thống này để các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt.

Như vậy, lợi dụng tâm lý của nạn nhân là muốn kiếm tiền, các đối tượng lừa đảo đã cung cấp đến nạn nhân một khoản thưởng ban đầu để lấy lòng tin. Tiếp theo đó, bằng việc nâng dần số tiền phải chuyển của các nhiệm vụ, nạn nhân đã dần dần sập bẫy và đến lúc nhận ra thì đã muộn màng và mất trắng số tiền lớn.

Tương tự, ở một hình thức làm nhiệm vụ qua app khác, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản, người tham gia được hiển thị số tiền được nhận là hơn 5.000.000.000 VNĐ. Lúc này, nạn nhân liên hệ CSKH để rút tiền thì được trả lời là số tiền này đã vượt hạn mức, nạn nhân phải chuyển khoản 1 số tiền hơn 200.000.000VNĐ để được rút. Nạn nhân với tâm lý chỉ cần bỏ ra 1 số tiền nhỏ sẽ được nhận được số tiền khổng lồ đã làm theo yêu cầu chuyển tiền. Ngay tiếp theo đó, lấy lý do hình ảnh Chứng minh nhân dân của nạn nhân tải lên không thể nhận diện bởi hệ thống, những kẻ trong đường dây này yêu cầu nạn nhân phải mua thêm phần mềm để cập nhật hồ sơ với giá 12.000 USD. Một lần nữa, nạn nhân lại làm theo yêu cầu này. Tiếp theo đó, nạn nhân chuyển khoản lần lượt số tiền 345.000.000VNĐ để nhận tiền ngay trong ngày, 575.000.000 VNĐ tiền thuế thu nhập cá nhân, phí thanh tra 354.000.000 VND, phí bồi dưỡng là 5.000 USD, phí bảo lưu là 131.000.000 VNĐ. Sau khi hoàn tất, tài khoản nạn nhân bị treo và bị yêu cầu phải nộp thêm 297.000.000 VNĐ để được nhận số tiền là gần 15.000.000.000 VNĐ. Lúc này, nạn nhân thực sự hết tiền không thể hoàn thành yêu cầu này nữa.

Thưa Quý vị bạn đọc, trên đây là hai trong số các phương thức mà các đối tượng lừa đảo đã dụ dỗ, lừa đảo và thao túng nạn nhân để từ đó chiếm đoạt tài sản. Chúng đã chiếm đoạt đến những đồng tiền cuối cùng mà nạn nhân có thể huy động được và lúc này nạn nhân nhận ra thì đã quá muộn.

  1. Xử lý hành vi lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app (ứng dụng)

Qua xem xét quá trình tiếp cận, dụ dỗ các nạn nhân chuyển tiền vào hệ thống nói trên, Hãng Luật Bạch Tuyết nhận thấy các đối tượng này đã có các hành vi có dấu hiệu của Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, hành vi này có mức phạt cao nhất là tù chung thân. Cụ thể:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ[96].

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo này hoạt động vô cùng tinh vi, mọi thông tin mà chúng cung cấp đến nạn nhân đều là những thông tin giả, có được tự việc làm giả hoặc đánh cắp để nhằm mục đích lẩn tránh, gây khó khăn cho việc tìm kiếm manh mối. Bên canh đó, những đối tượng này thường lập máy chủ ở nước ngoài thậm chí cư trú ở nước ngoài để trốn tránh hoạt động điều tra của cơ quan chức năng. Chính vì thế, việc điều tra ra thông tin thật sự của chúng và truy cứu trách nhiệm hình sự gần như là điều bất khả thi. Do đó, việc nhận diện các phương thức mà chúng sử dụng và đề cao cảnh giác là những điều duy nhất có hiệu quả.

Trên đây là cảnh báo lừa đảo bằng hình thức làm nhiệm vụ qua app, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Number of views: 201

Leave a Reply

Your email address will not be published.