Khi nào được xóa án tích?

Khi nào được xóa án tích

“Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, mỗi kẻ tội đồ đều có một tương lai”, một phần nào đó câu nói thể hiện sự vị tha, tinh thần nhân đạo ngay cả với người phạm tội. Pháp luật hình sự Việt Nam vừa mang tính chất giáo dục, răn đe nhưng đồng thời cũng mang tinh thần nhân đạo và điều này có thể nhận thấy trong quy định về việc xóa án tính đối với người bị kết án. Vậy án tích là gì? Khi nào được xóa án tích? Bài viết hôm nay của Hãng Luật Bạch Tuyết sẽ giải đáp đến Quý vị bạn đọc về chủ đề này.

1. Xóa án tích là gì?

Trước hết, án tích là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong lí lịch tư pháp trong thời gian luật định.

Xóa án tích là việc loại bỏ đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người bị kết án nêu trên. Khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án.

2. Khi nào được xóa án tích?

2.1. Điều kiện đương nhiên được xóa án tích

 Đối với việc xóa án tích trong trường hợp này, phải hội đủ các điều kiện sau đây:

– Người bị kết án không phải về tội các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, chẳng hạn tội phản bội tổ quốc, tội gián điệp,… (được quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự) khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng 02 điều kiện nêu dưới đây

– Từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn:

  • 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  • 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
  • 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
  • 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

– Từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn nêu trên đây.

Lưu ý: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.

Khi nào được xóa án tích
Khi nào được xóa án tích

2.2. Điều kiện xóa án tích theo quyết định của Tòa án

Đối với việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì điều kiện xóa án tích trong trường hợp này là:

– Người bị kết án đối về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (được quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự) khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện dưới đây:

– Từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

  • 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  • 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
  • 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
  • 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

– Từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn vừa nêu trên đây.

Lưu ý: Việc xóa án tích trong trường hợp này căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích. Quy định này là bởi nhóm tội phạm này xâm phạm đến các khách thể hay đối tượng quan trọng mà pháp luật hình sự đặc biệt bảo vệ, đó là an ninh quốc gia, hòa bình, loài người,… do đó việc xóa án tích phải được xem xét, cân nhắc một cách kĩ lưỡng.

2.3. Điều kiện xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

Đây là trường hợp xóa án tích khi mà người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị và được Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn quy định đối với hai trường hợp nêu trên đây.

Trên đây là bài viết của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Khi nào được xóa án tích?”, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Các bài viết liên quan

Khủng bố để đòi nợ bị xử lý như thế nào?

Sử dụng hình ảnh trái phép của người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tù lên đến 5 năm

Án mạng ở chợ đầu mối Thủ Đức (Phần 2): Khởi tố chồng hung thủ – Chồng che giấu cho vợ có được miễn TNHS?

Number of views: 265

Leave a Reply

Your email address will not be published.