Chồng có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn?

Chồng được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn?

Có thể nói giành quyền nuôi con luôn là vấn đề được quan tâm nhất sau khi ly hôn, tuỳ vào thoả thuận, điều kiện kinh tế hay khả năng chăm sóc của cha mẹ mà Toà án sẽ quyết định quyền nuôi con thuộc về ai. Ngoài ra, hiện nay pháp luật có quy định khi con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người mẹ cũng được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà người cha cũng sẽ có quyền nếu đáp ứng đủ những điều kiện pháp luật quy định. Vậy đó là những điều kiện gì? Hãy cũng Hãng Luật Bạch Tuyết tìm hiểu và phân tích vấn đề trên nhé!

1. Quy định về nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Phân tích quy định trên thì có thể thấy rằng, khi vợ chồng ly hôn thì người vợ được quyền  trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, người chồng cũng sẽ có quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong các trường hợp sau:

– Người mẹ có thỏa thuận đồng ý cho cha đẻ được quyền trực tiếp nuôi con.

– Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Do đó, để được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người chồng phải thoả thuận với người vợ và được sự đồng ý của người vợ về quyền nuôi con. Trong trường hợp không được sự đồng ý của người vợ thì người chồng phải chứng minh được người vợ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm nom, chăm sóc, giáo dục con để từ đó lấy căn cứ khởi kiện tranh chấp giành quyền nuôi con tại toà.

Chồng được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn?
Chồng được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn?

2. Căn cứ để người chồng giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Khi tranh chấp về quyền nuôi con tại Toà án, người chồng phải chứng minh các điều kiện sau đây để có cơ sở giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, cụ thể:

– Về điều kiện vật chất của người vợ: chứng minh được công việc, thu nhập, chỗ ở,… của người vợ không đáp ứng đủ điều kiện để có thể nuôi dưỡng, học hành cho con.

– Về điều kiện tinh thần: thời gian chăm sóc, đưa đón, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe tinh thần, bạo hành hay ngược đãi con… của người vợ không đủ điều kiện.

– Ngoài ra, đối với trường hợp người vợ không còn nuôi con từ nhỏ hoặc người chồng luôn là người trực tiếp nuôi con và đang tạo một môi trường sống tốt cho con trong điều kiện tốt nhất cũng có thể lấy làm căn cứ để chứng minh với Toà.

Do đó, nếu người cha chứng minh được người mẹ không có đủ các điều kiện trực tiếp nuôi con về kinh tế, phúc lợi, môi trường sống, sinh hoạt, học tập, nhân cách đạo đức và các điều kiện khác cho con thì Toà sẽ dựa vào những căn cứ mà người chồng cung cấp để giao quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi cho mình vì Toà sẽ luôn bảo vệ những điều kiện tốt nhất dành cho trẻ.

3. Thủ tục người chồng giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn

3.1 Trường hợp vợ chồng thỏa thuận

Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng với yêu cầu xác nhận người bố có quyền tự nuôi con tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ cư trú, làm việc

Hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý giải quyết và thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí đối với người yêu cầu

Đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí và nộp lại biên lai cho Tòa án

Tòa án tiến hành hòa giải giữa các đương sự

Hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và công nhận quyền nuôi con của người bố.

3.2 Trường hợp vợ chồng có tranh chấp

Người bố nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi con lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ cư trú/ làm việc

Nếu đơn hợp lệ Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí

Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo và nộp biên lai lại cho Tòa án

Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ chứng cứ và tiến hành hòa giải

Tòa án mở phiên Tòa xét xử vụ án, Thẩm phán ra bản án ly hôn và bản án không có kháng cáo thì người bố được quyền nuôi con

3.3 Tuy nhiên, nếu không được Tòa án giao quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người chồng vẫn phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với con chung sau khi ly hôn, cụ thể như sau:

“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Chồng có quyền được nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn?”, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Thủ tục ly hôn với người nước ngoài năm 2023

Có bắt buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng hay không?

Nghĩa vụ liên đới trả nợ của vợ chồng

Number of views: 297

Leave a Reply

Your email address will not be published.