Thế giới đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang phải gánh chịu sức nặng về bài toán tài chính toàn cầu này. Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu phải cơ cấu lại doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp hiệu quả để duy trì hoặc thúc đẩy tình hình kinh doanh. Do đó, việc tổ chức lại doanh nghiệp có thể là giải pháp hiệu quả được nhiều chủ doanh nghiệp chú trọng và tìm hiểu. Hãng Luật Bạch Tuyết xin gửi đến Quý bạn đọc về các loại hình thức tổ chức lại doanh nghiệp hiện nay theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
Đây là những biện pháp nhằm thay đổi loại hình hoặc quy mô của doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp đó sao cho phù hợp với từng giai đoạn sản xuất, kinh doanh và phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. Do đó, doanh nghiệp sẽ chọn những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo khoản 31 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định việc tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
2. Đối tượng được tổ chức lại doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp có thể diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên do xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu điều chỉnh pháp luật, mỗi hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có thể chỉ được diễn ra ở một hoặc một số loại hình doanh nghiệp nhất định.
Cụ thể là Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đều có thể được tổ chức lại theo các hình thức: chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp tư nhân, thì vì tính chất một chủ sở hữu và mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân, cho nên doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể áp dụng các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp khi chuyển đổi sang loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
3. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì có 05 loại hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, bao gồm:
3.1. Chia doanh nghiệp:
Căn cứ theo Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới theo nghị quyết, quyết định chia công ty.
3.2. Tách doanh nghiệp:
Căn cứ theo Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.
3.3. Hợp nhất doanh nghiệp:
Căn cứ theo Điều 200 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
3.4. Sáp nhập doanh nghiệp:
Căn cứ theo Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
3.5. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định tại Điều 202 đến 205 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Trình tự, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp theo các hình thức trên chúng tôi sẽ gửi chi tiết đến Quý bạn đọc trong các bài viết tiếp theo.
4. Giải quyết các vấn đề sau khi tổ chức lại doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp gặp phải không ít rắc rối về các vấn đề sau khi tổ chức lại doanh nghiệp. Cụ thể liên quan đến các vấn đề về thuế, nhân sự của công ty, các vấn đề về công bố thông tin,….. mà nếu không hiểu biết và tìm hiểu kĩ sẽ rất dễ bị sai phạm hoặc gặp những rắc rối về sau. Vì vậy, tốt nhất các doanh nghiệp nên nhờ sự tư vấn về mặt pháp lý từ bộ phận pháp chế công ty hoặc có thể nhờ Luật sư để có thể tư vấn cụ thể và chi tiết hơn các bước trước và sau khi tổ chức lại doanh nghiệp và định hướng về mặt pháp lý doanh nghiệp trong tương lai một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là bài viết của Hãng Luật Bạch Tuyết về “Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp”. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Hãng Luật Bạch Tuyết theo thông tin sau đây để được tư vấn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi:
1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
-
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết,
- Số điện thoại: 094.994.0303 hoặc 0987.431.347
- Website: https://hangluatbachtuyet.com/
2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
-
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết – Chi nhánh Phú Nhuận
- Số điện thoại: 0376019226
Các bài viết liên quan: