Hiện nay, trong các giao dịch đời sống hằng ngày đều đang được ứng dụng triển khai trên các thiết bị phần mềm điện tử, được thực hiện thông qua các thao tác online ngày càng phổ biến vì tính tiện lợi cao. Tuy nhiên định danh và xác thực thông tin cá nhân chủ yếu vẫn dựa vào một số giấy tờ nhân thân như: CCCD, hộ chiếu… Như vậy để thuận tiện cho việc quản lý, thực hiện tiện ích về an sinh xã hội, ngân hàng, các giao dịch điện tử khác thì cần phải có định danh điện tử, từ đó từng bước xây dựng nền Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Mục lục bài viết
Tài khoản định danh điện tử là gì?
Theo quy định tại Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì “Định danh điện tử” là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử.
Tài khoản định danh điện tử là tập hợp tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác trên ứng dụng VNeID – ứng dụng hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử.
Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử:
- Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ
Theo như quy định thì có hai loại tài khoản định danh điện tử đang được đăng ký là: Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và Tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Trong đó định danh điện tử mức độ 2 là định danh điện tử ở mức cao nhất.
Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử
- Tài khoản định danh điện tử mức độ 1
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 thực hiện bằng hình thức online thông qua ứng dụng VNelD khi đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
- Sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.
- Nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
- Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
b. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử:
- Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử;
- Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử;
- Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Đối với công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử thì được cơ quan Công an cấp cùng với tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Đối với người nước ngoài thì phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc công an cấp tỉnh để đăng ký.
Tại Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực định danh điện tử không có quy định nào yêu cầu công dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử cũng như không có bất cứ quy định xử phạt nào nếu công dân không đăng ký đăng ký tài khoản định danh điện tử.
Do đó, nếu công dân chưa đăng ký tài khoản định danh điện tử sẽ không bị xử phạt, việc đăng ký dựa trên tinh thần tự nguyện của công dân. Tuy nhiên người dân nên đăng ký tài khoản định danh điện tử để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Ví dụ: Khi thực hiện các thủ tục hành chính người dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử), mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở các cơ quan nhà nước. Khi sử dụng danh tính điện tử, hệ thống sẽ tự động điền thông tin của công dân vào các đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin bằng tay như lâu nay. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai như trước nay đã làm.
Tuy nhiên ứng dụng VNeID cũng như hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư đang ở giai đoạn đầu nên khi sử dụng sẽ có một số lỗi nhỏ. Nhưng trong tương lai Bộ Công An đang tiếp tục cải thiện hoàn chỉnh ví dụ như chỉ cần quét nhận diện khuôn mặt là có thể xác nhận danh tính, không cần mở ứng dụng đồng thời tăng tốc độ nhận diện.
Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử giúp hạn chế các hoạt động lừa đảo, giúp công dân thuận tiện hơn trong việc thực hiện các dịch vụ công, thanh toán hóa đơn, tiết kiệm thời gian, giảm bớt các chi phí lưu trữ, in ấn, các loại biểu mẫu kê khai như trước đây từng sử dụng.
Trên đây là bài viết của Hãng Luật Bạch Tuyết về chủ đề ” Có bị xử phạt khi không đăng ký tài khoản định danh điện tử?”. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết
- Số điện thoại: 094.994.0303 hoặc 0987.431.347
- Website: https://hangluatbachtuyet.com/
2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết – Chi nhánh Phú Nhuận
- Số điện thoại: 0376 019 226
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
XỬ LÝ TÀI SẢN LÀ CỔ PHIẾU ĐÃ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH NHƯNG CHƯA HOÀN TẤT LƯU KÝ NHƯ THẾ NÀO?