KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG NƠI CÔNG CỘNG LIỆU CÓ BỊ XỬ PHẠT?

Hiện nay, trên các trang mạng, báo đài, hay các trang thông tin truyền thông hầu hết đều đưa ra thông tin rằng “cá nhân không đeo khẩu trang ở nơi công cộng sẽ bị phạt lên tới 3 triệu đồng”. Vậy liệu có phải cứ không đeo khẩu trang nơi công cộng là bị xử phạt không? Hãng Luật Bạch Tuyết sẽ phân tích chi tiết quy định của pháp luật nhằm đưa cho mọi người một cái nhìn tường tận và đúng đắn hơn về quy định này.

Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/09/2020 của Chính phủ về “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế” thay thế cho Nghị định 176/2013/NĐ-CP với mức phạt tăng gấp nhiều lần so mức xử phạt cũ nhằm kiểm soát tốt hơn về phòng chống dịch bệnh. Cụ thể điểm a khoản 1, Nghị định 117/2020/NĐ – CP có nêu “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;” thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 3.000.000”.

Với quy định trên thì để biết liệu hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng có bị phạt hay không thì chúng ta nên làm rõ hai vấn đề:

(i) Không đeo khẩu trang có phải là không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân hay không?

Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cần biết liệu bộ y tế có hướng dẫn hay khuyến cáo nào cụ thể hay không. Theo thông tin mới nhất được cập nhật trên trang điện tử của Bộ Y tế, Bộ đã đưa ra hướng dẫn cũng như khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ bản thân, cụ thể như sau:

1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng lối sống lành mạnh.

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. 8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân…

Như vậy đeo khẩu trang nơi công cộng được xem là một trong các biện pháp bảo vệ cá nhân theo khuyến cáo của Bộ y tế.

(ii) Liệu nơi công cộng có phải hoàn toàn 100% có sự xuất hiện của người tham gia chống dịch hay người có nguy cơ mắc bệnh dịch?

Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào quy định về nơi công cộng là sẽ có người tham chống dịch hay người mắc nguy cơ mắc bệnh, nên không thể có một nhận định chắc chắn về việc “Nơi công cộng là nơi có 100% người tham gia chống dịch hay người mắc bệnh” mà chỉ thuộc một nơi có tỷ lệ xuất hiện cao nhất, và mật độ dân nhiều nhất sẽ khiến tỷ lệ lây lan cao nhất.

Vì vậy, để áp dụng quy định trên trong các trường hợp xử phạt, người không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị xử phạt khi đáp ứng đủ hai yếu tố:

Thứ nhất, cá nhân có hành vi không đeo khẩu trang;

Thứ hai, sự nhận biết và sự xuất hiện của người tham gia chống dịch hay người có nguy cơ mắc bệnh dịch tại nơi công cộng.

Không đeo khẩu trang nơi công cộng
Không đeo khẩu trang nơi công cộng

Tuy vậy, mọi sự tư vấn trên chỉ nhằm mục đích khiến người đọc có thể hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật, Hãng Luật Bạch Tuyết luôn luôn khuyến khích mọi người thực hiện các biện pháp bảo vệ đối với cá nhân đặc biệt là luôn đeo khẩu trang nơi công cộng.

Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết

Bài viết khác: Sử dụng lao động là trẻ em dưới 15 tuổi

Number of views: 563

Leave a Reply

Your email address will not be published.