Doanh nghiệp phá sản ai chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ?

Phá sản

Khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, không thanh toán được nợ đến hạn. Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. Vậy khi có quyết định phá sản của Tòa án thì trong doanh nghiệp ai sẽ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ?

1. Khi nào doanh nghiệp bị xem là phá sản

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Theo đó hai điều kiện đáp ứng của Doanh nghiệp bị phá sản là:

  • Mất khả năng thanh toán: Không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân.

Khi doanh nghiệp không thanh toán được khoản nợ đến hạn Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần: Có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán; có quyền nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp.

Phá sản
doanh nghiệp phá sản ai chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ

2. Chủ thể chịu trách nhiệm khi công ty TNHH phá sản

Thanh toán các khoản nợ là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của thành viên công ty TNHH. Pháp luật doanh nghiệp quy định, có 02 mô hình công ty TNHH là: Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên. Sau khi bị tuyên bố phá sản, Công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty.

Theo đó, chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên và thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp/cam kết góp trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của công ty khi phá sản.

3. Chủ thể chịu trách nhiệm khi công ty Cổ Phần phá sản

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.”

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, khi công ty cổ phần phá sản thì công ty sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty. Theo đó, cổ đông của công ty cổ phần cũng sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với cổ phần đã mua/đã đăng ký trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản khi công ty phá sản.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với cổ phần đã đăng ký mua trong trường hợp sau: “Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.”

Tóm lại, về nguyên tắc cổ đông sẽ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi cổ phần đã mua/ đã đăng ký mua đối với nghĩa vụ tài sản của công ty.

4. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Thủ tục phục hồi là một trong những thủ tục phá sản do Tòa án quyết định khi thỏa mãn các điều kiện. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán được một thời hạn nhất định để thực hiện phương án phục hồi đã được HNCN thông qua dưới sự giám sát của Tòa án và đại diện chủ nợ.

Nội dung phương án hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 88 Luật phá sản 2014:

Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.

Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm:

– Huy động vốn;

– Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;

– Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;

– Đổi mới công nghệ sản xuất;

– Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;

– Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;

– Bán hoặc cho thuê tài sản;

– Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.

Phá sản cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã tái cơ cấu triệt để cùng với sự đồng thuận của các chủ nợ và chính sách khả thi của nhà nước. Tạo tiền đề thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách “trật tự”, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư.

Như vậy qua phân tích trên chắc các bạn đã có câu trả lời cho Doanh nghiệp phá sản thì ai chịu trách nhiệm cho các khoản nợ? Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Hãng Luật Bạch Tuyết theo thông tin sau đây để được tư vấn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Các bài viết liên quan: 

Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế GTGT khi sáp nhập doanh nghiệp

Number of views: 555

Leave a Reply

Your email address will not be published.