Thừa kế di sản của chồng cũ khi đã kết hôn với người mới

Thừa kế di sản từ chồng cũ khi đã kết hôn với người mới

Thừa kế di sản là việc cá nhân nhận được tài sản để lại từ người đã mất. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Thừa kế có hai hình thức

Thừa kế theo di chúc: là việc cá nhân thể hiện ý chí chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết thông qua di chúc. (Điều 624 Bộ luật dân sự 2015)

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc hợp pháp phải đáp ứng điều kiện về người lập di chúc, về hình thức (bằng văn bản hoặc bằng miệng) và nội dung (không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội);

Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Điều 649 Bộ luật dân sự 2015)

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi di chúc hợp pháp thì việc phân chia tài sản là di sản thừa kế sẽ theo ý chí của người để lại di sản, họ muốn định đoạt cho một hoặc một số người thì những người còn sống phải tuân theo ý chí đó. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Thừa kế di sản từ chồng cũ khi đã kết hôn với người mới
Thừa kế di sản từ chồng cũ khi đã kết hôn với người mới

Thừa kế di sản của chồng cũ khi đã kết hôn với người mới

Việc người vợ kết hôn với chồng mới có thể được nhận di sản thừa kế từ chồng cũ theo các trường hợp sau đây:

Trường hợp một: khi chồng cũ để lại tài sản theo di chúc

Vợ, chồng là người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, khi hai người đã ly hôn, được công nhận bằng bản án của Tòa án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật thì vợ, chồng không còn là người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất nữa. Lúc này, nếu người chồng có để lại tài sản theo di chúc cho vợ cũ, di chúc này là di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì người vợ vẫn được nhận di sản thừa kế từ chồng cũ.

Trường hợp hai: thừa kế tại thời điểm người chồng cũ chết, quan hệ hôn nhân giữa hai người vẫn tồn tại

Theo quy định tại Điều 655 Bộ luật dân sự 2015 thì người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. Trong trường hợp này, thời điểm người chồng cũ chết, quan hệ hôn nhân giữa hai người vẫn tồn tại, người vợ vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản thừa kế nên dù người vợ đã kết hôn với người khác thì vẫn được hưởng di sản thừa kế do chồng cũ để lại.

Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Thừa kế di sản của chồng cũ khi đã kết hôn với người mới”, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Các bài viết liên quan:

Con riêng có được thừa hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế hay không?

Con nuôi được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi không?

Thứ tự ưu tiên thanh toán đối với di sản thừa kế

Number of views: 201

Leave a Reply

Your email address will not be published.