Luật Đất đai năm 2024: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là vấn đề thường gặp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa các bên trong quan hệ đất đai. Khi xảy ra tranh chấp, nếu các bên không thể tự giải quyết, họ cần nhờ đến cơ quan có thẩm quyền. Theo Luật Đất đai năm 2013, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án và Ủy ban nhân dân. Theo Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, thì bên cạnh Tòa án và Ủy ban nhân dân thì Trọng tài cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Theo Điều 236 của Luật Đất đai năm 2024, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với các tranh chấp đất đai sau:

– Các bên tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. 

– Các bên tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 nhưng lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

– Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân dân

Ủy ban nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai năm 2024.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Trọng tài

Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.

Như vậy, Luật Đất đai năm 2024 mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ cho Tòa án và Ủy ban nhân dân mà còn cho Trọng tài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên trong việc giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trên đây là bài viết của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai từ ngày 01/8/2024″, nếu cần trao đổi thêm về bài viết hoặc sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

HÃNG LUẬT BẠCH TUYẾT

Bài viết liên quan:

Number of views: 20

Leave a Reply

Your email address will not be published.