Voucher có phải là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 không?

Voucher mua hàng có phải là tài sản không

Voucher hay phiếu mua mua hàng, mã mua hàng là một hình thức khuyến mại mà theo đó khách hàng có thể sử dụng nó để được hưởng một hay một số lợi ích nhất định. Vậy đây có được xem là một loại tài sản không?

Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 105. Tài sản

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Nhìn từ góc độ pháp luật về Tài sản tại điều khoản trên, theo Chuyên viên tư vấn – Nguyễn Văn Khang có quan điểm rằng “Voucher không phải là tài sản theo quy định của Bộ Luật dân sự”, bởi những lý do sau:

Thứ nhất, Voucher giống như một phần chiết khấu mà nhà bán hàng giảm giá cho khách hàng khi mua hàng. Voucher chỉ có giá trị khi 02 (hai) bên thực hiện giao kết hợp đồng mua bán với nhau đúng quy định. Chứ nó không có giá trị như tiền hay quy đổi ra thành tiền được.

Thứ hai, trường hợp khi voucher được đem ra để trao đổi giữa các bên thì ở đây không phải là trao đổi giá trị của voucher mà là trao đổi quyền được hưởng ưu đãi từ voucher. Và người ta chỉ thực hiện việc trao đổi này dưới dạng ngầm chứ nó không được pháp luật bảo hộ như trao đổi hàng hóa.

Ví dụ: A mua 1 chiếc xe ô tô 800.000.000 đồng tại Vinfast và A có voucher được giảm giá 100.000.000 đồng. Nhưng khi A không có nhu cầu mua xe, A sẽ bán rẻ lại voucher này cho người có nhu cầu mua xe với giá 80.000.000 đồng, thì lúc này có nghĩa là A trao đổi quyền được hưởng ưu đãi chứ không phải trao đổi giá trị tài sản của voucher. Nhưng, người mua voucher này cũng chịu rủi ro rất lớn, vì nếu họ đổi ý không mua xe nữa thì voucher này sẽ trở thành vật không còn giá trị, họ cũng ko thể dùng nó quy đổi ra tiền mặt được.

Do đó, đối với người có nhu cầu mua xe thì nó có giá trị được hưởng ưu đãi nhưng với người không có nhu cầu mua xe thì nó không mang giá trị.

Thứ ba, voucher không thể đem đi giao dịch hay chuyển nhượng cho người khác như một tài sản được pháp luật bảo hộ.

– Voucher không thể đem đi giao dịch hay chuyển nhượng cho người khác như một chiếc xe ô tô (xe ô tô là tài sản). Bởi xe có giá trị lưu thông trên thị trường, được định giá bằng tiền, có thể quy đổi ra tiền và xe có giá trị đối với tất cả những người sở hữu nó. Còn voucher nó có bản chất như một lời hứa hẹn ưu đãi mà đơn vị phát hành áp dụng cho khách hàng khi mua hàng tại cơ sở của họ. Nhưng nếu khách hàng không mua hàng thì voucher không có giá trị nữa.

– Voucher không thể chuyển giao, thế chấp hoặc tạng cho, thừa kế,…Và trên thực tế, người ta không thể thế chấp voucher, không thể để lại di chúc là voucher được,….

– Voucher dưới dạng là quà tặng (ví dụ voucher là một phần quà tặng là chiếc xe máy Winner X tại các đại lý yamaha trên toàn quốc), thì khi mang voucher đi nhận quà tài một trong các đại lý này thì người quy đổi voucher quà tặng này sẽ nhận được chiếc xe Winner X => Lúc này chiếc xe Winner X là tài sản chứ vouncher không phải là tài sản.

Voucher mua hàng có phải là tài sản không

Thứ tư, voucher nhìn từ góc độ là quyền tại sản

– Quyền tài sản sẽ đi kèm với một loại chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu xe máy (cavet xe). Còn voucher thì không phải là một dạng giấy chứng nhận quyền sở hữu, mà nó chỉ mang ý nghĩa là sự hứa hẹn giao kết hợp đồng. Theo đó, để có được quyền sở hữu một tài sản thì khách hàng phải thực hiện việc mua hàng và thanh toán,… trước rồi mới nhận được quyền sở hữu thì lúc này voucher mới có giá trị sử dụng để giảm giá. Cho nên trước khi voucher được sử dụng thì nó không mang ý nghĩa như một tài sản.

– Quyền tài sản sẽ có 02 (hai) dạng là sở hữu trong quan hệ “Vật quyền”“Trái quyền” trong các giao dịch, hợp đồng. Trong trường hợp này, voucher chắc chắn không phải là quan hệ “Vật quyền”. Còn về quạn hệ sở hữu “Trái quyền” thì chỉ sinh ra khi thỏa mãn được các điều kiện trong giao dịch, hợp đồng (như khách hàng phải mua hàng và thanh toán tiền thì lúc này bên bán mới có nghĩa vụ thực hiện ưu đãi của voucher, bên bán sẽ phát sinh nghĩa vụ vào lúc này). Còn trường hợp giữa 2 (hai) người thực hiện việc trao đổi voucher trước khi hợp đồng mua bán được thực hiện thì chưa đủ điều kiện phát sinh quan hệ “Trái quyền”, lúc này bên bán chưa có nghĩa vụ gì cả.

Thứ năm, voucher chỉ là chứng nhận khuyến mại hoặc chứng nhận thanh toán của một đơn vị phát hành khác với Tài sản là vật mang giá trị mà được nhà nước và thị trường công nhận giá trị của nó và có thể mang đi trao đổi với người khác.

Thứ sáu, việc phát hành voucher sẽ không phải chịu thuế VAT nên không được xem là tài sản.

Ví dụ: Khi đơn vị phát hành ra voucher và phát cho khách hàng thì đơn vị phát hành sẽ không chịu thuế, vì nếu chịu thuế thì đã không phát hành ra loại voucher này tránh rủi ro khi khách hàng không mua nó. (sẽ phát sinh lỗ)

Vấn đề nữa, là khi khách hàng nhận voucher này từ đơn vị phát hành thì có phải chịu thuế hay không? Câu trả lời đương nhiên là không, bởi nếu khách hàng phải chịu thuế thì thành ra đơn vị phát hành voucher này lừa đảo khách hàng. Đã gọi là voucher ưu đãi mà khách hàng phải đóng thuế thì hoàn toàn không đúng bản chất của nó.

Tiếp theo, khi mà người mua voucher đem đi bán lại cho người thứ 3 thì người thứ 3 mua lại đó cũng không phải chịu thuế, bởi đầu vào của voucher này đã không phải chịu thuế thì người thứ 3 này cũng không phải chịu thuế.

Thứ bảy, nhìn từ góc độ của cơ quan thuế thì khi phát sinh giao dịch mua bán thì thuộc đối tượng chịu thuế và phải thu thuế. Nhưng, ở góc độ của đơn vị phát hành thì như đã phân tích ở trên, voucher chỉ là chứng nhận thanh toán hoặc chương trình khuyến mại chứ không là tài sản.

Từ những quan điểm đã phân tích như trên, thì theo quan điểm của Chuyên viên tư vấn – Nguyễn Văn Khang: “ Voucher không phải là tài sản theo quy định của pháp luật”.

Cảm ơn Qúy khách hàng đã đọc bài viết!

Nếu cần trao đổi thêm về vấn đề trên hoặc muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi xin hãy liên hệ theo thông tin sau đây:

HÃNG LUẬT BẠCH TUYẾT

Địa chỉ: 1132 (tầng trệt) Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: luatbachtuyet@gmail.com

Liên hệ tư vấn: 088 626 0651 gặp Chuyên viên tư vấn

Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết

Các bài viết khác:

#LuatsuGioiGoVap

#LuatsuGioiTp.HCM

#Luatsutuvan

#Luatsutranhtung

#Luatsurieng

#Luatsudoanhnghiep

 

Number of views: 4067

Leave a Reply

Your email address will not be published.