Thủ tục kết hôn với người nước ngoài năm 2023

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài năm 2023

Hiện nay, thủ tục kết hôn với người nước ngoài năm 2023 thực hiện tại cơ quan tại Việt Nam không quá phức tạp, bởi xu hướng nước ta ngày càng phát triển và mở rộng mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, các bên cũng phải tuân thủ và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đã quy định về việc kết hôn với người nước ngoài, giấy tờ cần có để khi thực hiện tránh mất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, Hãng Luật Bạch Tuyết sẽ gửi đến quý bạn đọc về thủ tục kết với người nước ngoài năm 2023!

1. Kết hôn với người nước ngoài là gì?

Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Bên cạnh đó, khoản 25 Điều 3 Luật này quy định:

“25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

Như vậy, có thể hiểu, kết hôn với người nước ngoài là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài năm 2023
Thủ tục kết hôn với người nước ngoài năm 2023

2. Điều kiện để kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam?

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này, bao gồm:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Ngoài ra, đối với việc kết hôn với người nước ngoài thì pháp luật còn quy định:

“Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”

3. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài?

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài được quy định tại Điều 38 Luật hộ tịch 2014 và được hướng dẫn bởi các Điều 30,31,32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong thực tế thì cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu bạn chuẩn bị thêm một số giấy tờ như:

Đối với công dân Việt Nam

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản chính);

Giấy khai sinh (bản sao);

Sổ hộ khẩu (bản sao);

Hộ chiếu hoặc căn cước công dân (bản sao);

Giấy khám sức khỏe kết hôn (bản chính);

Ảnh thẻ 4×6;

Quyết định ly hôn hoặc bản án ly hôn (trường hợp đã kết hôn và ly hôn);

Giấy chứng tử (trường hợp đã kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết);

Giấy tờ chứng minh nơi tạm trú nếu đăng ký kết hôn tại nơi đang tạm trú;

Đối với người nước ngoài

Giấy xác nhận tình trạng độc thân do cơ quan nước ngoài cấp (bản chính);

Hộ chiếu (bản sao);

Bản dịch hộ chiếu;

Bản sao visa hoặc giấy tờ khác cho phép cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

Giấy khám sức khỏe kết hôn (bản chính);

Ảnh thẻ 4×6;

Giấy tờ ly hôn (trường hợp người nước ngoài đã kết hôn và ly hôn);

Giấy tờ chứng minh vợ/chồng trước đã chết (trường hợp đã kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết);

4. Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 37 Luật hộ tịch năm 2014 thì:

“Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”

Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

4. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài?

Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Thủ tục kết hôn với người nước ngoài năm 2023, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Thủ tục ly hôn với người nước ngoài năm 2023

Cho vợ chồng con xây nhà trên đất, sau khi li hôn bố mẹ có đòi lại đất được không?

Number of views: 244

Leave a Reply

Your email address will not be published.