CĂN CỨ ĐỂ TẠM HOÃN XUẤT CẢNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM?

Tạm hoãn xuất

Tình huống pháp lý: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nhận được đơn yêu cầu về việc tạm hoãn xuất cảnh, kèm theo đơn là 01 Giấy xác nhận nhận đơn khởi kiện và 01 Thông báo thụ lý vụ án của Toà án. Vậy trường hợp này có đủ điều kiện để ngăn chặn người này xuất cảnh hay không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh thì có trường hợp: Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Theo quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định về Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp này được thực hiện theo thẩm quyền của pháp luật tố tụng dân sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định về các điều kiện xuất cảnh, trong đó có điều kiện: Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 111, khoản 13 Điều 114, Điều 128 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định, Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

Tạm hoãn xuất
Tạm hoãn xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ

Theo các quy định trên, Toà án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời đối với việc Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ. Do đó, trường hợp đương sự có yêu cầu ngăn chặn việc tạm hoãn xuất cảnh của người có nghĩa vụ trong vụ án đó thì phải nộp đơn yêu cầu áp Toà án dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời. (có thể nộp đồng thời hoặc sau khi nộp đơn khởi kiện cho Toà án)

Trong trường hợp nêu trên, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nhận được đơn yêu cầu về việc cấm xuất cảnh, kèm theo đơn là Giấy xác nhận nhận đơn khởi kiện và Thông báo thụ lý vụ án của Toà án thì vẫn chưa đủ điều kiện để cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ngăn chặn việc xuất cảnh, bởi:

  • Người đứng đơn trong trường hợp này không phải là cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người khác.
  • Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh không phải là cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp này.
  • Chưa có Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Cấm xuất cảnh đối với người của nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự của Toà án.

Căn cứ Điều 23 Luật Hiến pháp 2013 quy định Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.  Do đó, trong trường hợp này người bị yêu cầu ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh nêu trong đơn vẫn có quyền xuất cảnh mà không một cơ quan nào có thể ngăn chặn trái pháp luật.

Do vậy, trường hợp Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nhận được đơn yêu cầu về việc cấm xuất cảnh, kèm theo đơn là Giấy xác nhận nhận đơn khởi kiện và Thông báo thụ lý vụ án của Toà án, để có đủ cơ sở pháp lý cho việc ngăn chặn cấm xuất cảnh thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phải có văn bản từ chối yêu cầu và yêu cầu người có đơn cung cấp Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong thời hạn này, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh vẫn giải quyết hồ sơ, thủ tục xuất cảnh đúng theo quy định của pháp luật đối với người bị yêu cầu trong đơn trước đó.

 Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về tình huống “Căn cứ để tạm hoãn xuất cảnh của người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự đối với công dân Việt Nam?”, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Các bài viết liên quan:

Number of views: 554

Leave a Reply

Your email address will not be published.