Khi nào một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ?

Bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, một tài sản có thể được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Vậy điều kiện để một tài sản được bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ và khi có nghĩa vụ đến hạn thì việc thanh toán sẽ được thực hiện như thế nào?

Điều kiện đối với tài sản bảo đảm

 Tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ phải đáp ứng các điều kiện gồm:

– Tài sản phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hiện có là những tài sản đang tồn tại. Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản hình thành sau khi xác lập biện pháp bảo đảm một thời gian hoặc những tài sản đang trong quá trình hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa xác lập quyền sở hữu của bên bảo đảm.

– Tài sản phải xác định được. Tài sản bảo đảm thường được mô tả chung, nhưng thông qua việc mô tả đó phải xác định được những tài sản nào được bảo đảm nghĩa vụ để bên có quyền kiểm soát tài sản và khi xử lý tài sản bảo đảm sẽ thu hồi đúng tài sản bảo đảm để xử lý.

– Giá trị tài sản tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị cá nghĩa vụ được bảo đảm trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bên cạnh các điều kiện về tài sản. Khi thực bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

Khi một trong các nghĩa vụ được bảo đảm bởi tài sản đối đến hạn mà không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ cho tất cả các nghĩa vụ được bảo đảm. Các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Khi đó thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhân tài sản bảo đảm như sau:

Trường hợp các các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng.

Trường hợp có biện pháp bắp đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước.

Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Tuy nhiên, bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Trên đây là bài viết của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ”, nếu cần trao đổi thêm về bài viết hoặc sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

HÃNG LUẬT BẠCH TUYẾT

Bài viết liên quan:

Number of views: 73

Leave a Reply

Your email address will not be published.