Tên gọi của một người là một đặc điểm để xác định một người hoặc để phân biệt người này với người khác. Tên gọi thông thông bào gồm họ bà tên có thể có thêm tên đệm.
Có họ, tên là một quyền nhân thân cơ bản của cá nhân. Tuy nhiên, việc đặt tên như thế nào cũng phải tuân thủ theo các quy định pháp luật, cụ thể:
Mục lục bài viết
1. Xác định họ
Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
2. Ngôn ngữ khi đặt tên
Tên của công dân Việt Nam được đặt bằng tiếng Việt hoặc tiếng của các dân tộc khác của Việt Nam.
Đây là quy định mới của Bộ luật dân sư 2015 so với Bộ luật dân sự trước đó. Do đó, trước khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực, vẫn có rất nhiều người đặt tên cho con như: Nguyễn Ja Pan, Trịnh Number One, Huỳnh Châu Fake,…
3. Không được đặt tên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Pháp luật quy định việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nhưng chưa hướng dẫn cụ thể. Do đó, việc xác định có sự xâm phạm hay trái nguyên tắc trong trường hợp này khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh phụ thuộc vào quan điểm của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục.
4. Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ
Theo đó sẽ không được đặt các tên như: Nguyễn Văn #, Trần 1, Lê Thị @,…
5. Việc xác định họ, đặt tên phải đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
Điều kiện này được quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP. Trước đây, không có quy định này trong việc đặt tên, dẫn đến không ít người phải sở hữu những cái tên “dở khóc dở cười” tương tự như”: Trần Văn Sum Suê Pha Lê Sương Sa Hột Xoàn, Hồ Hận Đời, Phan Thị Ỉn,…
Trong trường hợp tên khiến chủ sử hữu nó sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó thì người đó có thể yêu cầu cơ quan nhà nước thay có thẩm quyền công nhận thay đổi tên.
Trên đây là chia sẻ của Hãng Luật Bạch Tuyết về việc đặt tên sao cho đúng quy định pháp luật. Hy vọng những gì chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về việc đặt tên cho con. Nếu còn vướng mắc gì hoặc cần sử dụng dịch vụ của chúng tôi xin hãy liên hệ theo thông tin sau đây:
Số điện thoại: 088.62.60.651
Email: luatbachtuyet@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/Hangluatbachtuyet/
Địa chỉ trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Xin chân thành cảm ơn!
Các bài viết khác:
- Làm căn cước công dân gắn chíp 12 số thì có bắt buộc thay đổi thông tin trên Sổ đỏ
- Một số vấn đề cần lưu ý khi lập di chúc