Đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

Đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

Cùng nghiên cứu vụ việc qua Bản án số 193/2022/DS-PT ngày 19/8/2022 về tranh chấp kiện đòi tài sản và yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất.

Đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.
Đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

1. Tóm tắt nội dung sự việc như sau:

  • Cha mẹ bà H là ông Y, bà H1(đều đã qua đời). Bà H là người con, người thừa duy nhất của cha mẹ. Gia đình bà có căn nhà xây dựng trên thửa đất ở Buôn A, xã C (nay là khối 1, buôn A, phường E1, Thành phố B, tỉnh Đắk Lắk). Thửa đất có nguồn gốc do cha mẹ mua từ năm 1961. Năm 1962, mẹ bà H đứng tên làm thủ tục xin chính quyền xây dựng ngồi nhà sàn này để ở.
  • Năm 1975, sau khi giải phóng, do nhà rộng, nên có tổ bộ đội gồm 6 người đến ở với gia đình bà H. Năm 1977, các chú bộ đội nói gia đình đi nơi khác cho bộ đội mượn nhà ở. Từ đó, gia đình bà về ở tại huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Gia đình bà vẫn thường xuyên về thăm nhà và xin lại để ởm nhưng không được giải quyết.
  • Ngày 21/12/2005, Phòng Quản lý Nhà và công trình đô thị, thuộc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk tổ chức làm việc. Bà H đã xuất trình giấy tờ chứng minh về tài liệu căn nhà và đề nghị UBND tỉnh trả lại nhà đất hoặc giá trị tương đương.
  • Ngày 09/01/2006, UBND tỉnh Đắk Lắk trả lời bà H tại Công văn số 77/UBND-CN với nội dunng: “Sau khi xem xét trường hợp của bà, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước về nhà, đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách nhà, đất và chính sách cải tại xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991, thì UBND tỉnh không xem xét lại chủ trương chính sách về thực hiện trưng thu, quản lý đối với căn nhà này. Vì vậy, đơn xin lại nhà của bà, UBND tỉnh không xem xét, giải quyết.”
  • Do đó, bà khởi kiện đề nghị Toà án buộc UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND phường E1, TP. B trả lại cho bà H diện tích 290,8 m2 và căn nhà sàn trên đất và công nhận quyền sử dụng đất cho bà.

    2. Nhận định của Toà án:

    • Toà án sơ thẩm: Áp dụng Điều 166, Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015; khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005; Thông tư 201-BXD-TT ngày 23/6/1978 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc quản lý nhà, đất vắng chủ ở các tỉnh phía Nam; Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH ngày 02/4/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991. Tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn bà H.
    • Toà án cấp phúc thẩm:

[2.1]. Về nguồn gốc căn nhà: 

  • Căn nhà bằng gỗ, lợp tôn do ông Y và bà H1 dựng trên thửa đất ở tại Buôn A, xã C cũ (nay là Buôn A, phường E1, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk) tư năm 1962. Gia đình ông bà có một người con duy nhất là bà H. Khi xây dựng xong căn nhà sàn bằng gỗ, gia đình ông bà sinh sống ở đây cho đến sau năm 1975 thì chuyển xuống xã E, huyện K cho đến nay. Theo lời trình bày của bà H và những người làm chứng thì việc gia đình bà phải xuống xã E, huyện Krông Păk ở là do thời điểm đó tổ bộ đội đóng quân trên địa bàn nên mượn căn nhà này của gia đình bà, mặc dù gia đình bà về huyện ở làm hoa màu, nhưng thỉnh thoảng vẫn ghé về thăm nhà.
  • Năm 1977, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 373/QĐ.NĐ ngày 30/7/1977 của Công Ty Quản lý nhà, đất và công trình công cộng về việc thu hồi căn nhà số 10+11 đường Độc Lập và 03 căn nhà tại Buôn A theo diện vắng chủ, lập thủ tục giao cho Công Ty Xây dựng tỉnh làm nơi ăn ở làm việc cho cán bộ công nhân viên (trong đó có căn nhà của ông Y và bà H1).
  • Năm 1979, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 312/UB.QĐ ngày 18/7/1979 về việc hủy bỏ Quyết định số 373/QĐ.NĐ ngày 30/7/1977 của Công Ty Quản lý nhà, đất và công trình công cộng; cấp cho UBND xã E1 3 căn nhà thu hồi của Ty Xây dựng để dùng vào việc công ích trong xã; Theo đó, UBND xã E1 sử dụng căn nhà này để làm Trụ sở ủy
  • Năm 1990, UBND xã El chuyển về nhà cộng đồng buôn A1 trên đường L, đổi nhà cộng đồng buôn Alê B về lớp mẫu giáo buôn A và chuyển lớp mẫu giáo buôn A về đây.
  • Qua xác minh thể hiện: Hiện tại toàn bộ lô đất được chia hai phần, một phần đã xây căn nhà mẫu giáo và đã được sử dụng ổn định, phần còn lại là căn nhà sàn bằng gỗ đã cũ nhưng còn nguyên hiện trạng, căn nhà sàn UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng quản lý và Sở Xây dựng giao cho UBND phường E1 trực tiếp quản lý, chưa bố trí sử dụng vào mục đích gi. chỉ tạm thời để một phần nhỏ của gian tầng trệt cho lớp mẫu giáo làm nhà ăn cho các cháu, phần còn lại cho ông Trần Ngọc C1 ở nhờ.

[2.2] Rút yêu cầu khởi kiện:

Quá trình khởi kiện, nguyên đơn bà H đã rút một phần yêu cầu khởi kiện ban đầu, bà chỉ yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk trả lại cho gia đình bà căn nhà sàn gắn liền với phần đất mà hiện nay UBND tỉnh chưa sử dụng vào mục đích gì. Riêng phần đất đã xây nhà mẫu giáo để sử dụng vào mục đích công cộng thì bà không đòi lại nữa. Do đó, Hội đồng xét xử xét thấy cần đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện đối với diện tích đất phía tây giáp với căn nhà sàn đã xây dựng nhà mẫu giáo phân hiệu Trường Mầm non H3.

[2.3] Xét yêu cầu khởi kiện đòi lại căn nhà sàn bằng gỗ và đề nghị công nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại tiểu mục 1, mục II của Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phía nam, quy định: “Tất cả những nhà, đất và tài sản vắng chủ của người Việt Nam và ngoại kiều đều do Nhà nước trực tiếp quản lý. Khi người chủ về, Nhà nước sẽ giải quyết với họ. Không ai được chiếm dụng, tự ý chuyển nhượng, mua bán nhà cửa, tài sản văng chủ khi không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.

Thông tư 201-BXD/TT ngày 23/6/1978 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc quản lý nhà, đất vắng chủ ở các tỉnh phía nam, quy định tại mục I “Thế nào là đất vắng chủ” như sau:

“Nhà đất vắng chủ ở miền Nam là nhà đất từ khi giải phóng miền Nam, người đứng tên sở hữu không có mặt ở địa phương không có lý do chính đáng và cũng không đăng ký cư trú tại một nơi nào trên lãnh thổ nước Việt Nam như:

– Nhà đất của những người di tản ra nước ngoài trước và trong những ngày giải phóng miền Nam.

– Nhà đất của những người ra nước ngoài làm ăn sinh sống học tập, chữa bệnh thăm viếng bà con… từ trước ngày miền Nam giải phóng, không có uỷ quyền cho ai quản lý hoặc uỷ quyền không hợp pháp.

– Nhà đất của những người không rõ tung tích, không biết rõ còn sống hay chết. Nhà đất như trên là nhà đất vắng chủ.

– Nhà đất của ngoại kiều xuất cảnh không giao lại cho chính quyền ta, không uỷ quyền hợp lệ, hợp pháp cho ai quản lý cũng gọi là nhà đất vắng chủ của ngoại kiều.

– Nhà nước quản lý nhà đất vắng chủ theo chính sách quy định trong mục II Quyết định 111/CP ngày 14/4/1977 của HĐCP và Thông tư 31/BXD ngày 18/10/1977 của Bộ Xây dụng”.

Như vậy, gia đình bà H đã sinh sống tại căn nhà tại Buôn A, xã C cũ (nay là số 16 Đường S, phường E1, thành phố B) từ trước năm 1975. Sau năm 1975, gia đình bà H tuy không có mặt tại căn nhà 16 Đường S nhưng gia đình bà vẫn đăng ký thường trú tại Buôn P, xã E, huyện K, tỉnh Đắk Lắk và được cấp sổ hộ khẩu, căn cứ Thông tư số 201- BXD/TT ngày 23/6/1978 của Bộ Xây dựng nêu trên thì căn nhà số 16 Đường S nguồn gốc của cha mẹ bà H không thuộc diện nhà đất vắng chủ.

Mặt khác, quá trình giải quyết vụ án thì thấy, hiện tại toàn bộ căn nhà sàn và đất không được bố trí sử dụng vào việc công cộng mà chi có 01 gian tại tầng trệt của căn nhà sản được sử dụng làm bếp ăn cho lớp Mẫu giáo buôn A, phần còn lại UBND phường E1 và Buồn A cho ông Trần Ngọc C1 ở nhờ, đồng thời, kể từ khi Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Công ban hành quyết định số 312/UB.QĐ ngày 18/7/1979 thì cho đến nay chưa ban hành quyết định nào khác đối với nhà đất nói trên mà thực tế ông C1 ở nhờ.

Căn cứ Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991, tại Điều 1 Nghị quyết này quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể sau đây:

     “1…

  1. Nhà đất mà Nhà nước đã có văn bản quản lý nhưng thực tế chưa quản lý, chưa bố trí sử

dụng;

  1. Nhà đất mà Nhà nước đã trưng dụng; ”. Như vậy đã có đủ căn cứ xác định nhà và đất đã có văn bản quản lý nhưng trên thực tế chưa quản lý và chưa bố trí sử dụng thuộc đối tượng điêu chỉnh của Nghị quyết 755 nêu trên.

Xét quan điểm của đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk thì thấy rằng tại Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội quy định: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất ”. Điều 4 Nghị quyết 23 “giao Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ Nghị quyết này của Quốc hội và đề nghị của Chính phủ quyết định giải quyết đối với một số trường hợp cụ bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân và phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước”. Trên cơ sở đó, ngày 02/4/2005, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 755/2005/NQ- UBTVQH quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể nhà và đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1999. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH ngày 02/4/2005 của UBTVQH quy định thì “nhà đất mà nhà nước đã có văn bản quản lý nhưng thực tế chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng” là đối tượng để được xem xét giải quyết theo Nghị quyết 755 và đường lối giải quyết được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 755 như sau: “ …thì nhà nước không thực hiện việc quản lý theo quy định của các chính sách trước đây. Việc công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Trong vụ án này, nhà đất là của ông Y và bà H1 đã được UBND tỉnh quản lý theo văn bản ngày 30/7/1977 thuộc diện nhà vắng chủ, mặc dù trong văn bản này không nêu rõ đối tượng quản lý có phải “ là căn nhà của ông Y, bà H1 hay không? nhưng kể từ khi có văn bản quản lý đến ngày Nghị quyết 755 có hiệu lực và cho đến ngày xét xử sơ thẩm thì cơ quan Nhà nước chưa bố trí sử dụng nhà đất, ông Y và bà H1 (nay bà H là người thừa kế duy nhất) được công nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

Gia đình bà H cũng đã cung cấp các giấy tờ của Tỉnh trưởng tỉnh Đắk Lắk xác nhận năm 1963, kèm theo Họa đồ xây cất ngôi nhà sàn bằng gỗ lợp tôn trên đất làng Buôn A, xã C do bà H1 đứng tên. Nay là căn nhà tại số 16 Đường S, phường E1, thành phố B, phù hợp với biên bản thẩm định tại chỗ mà Tòa án đã thực hiện. Đồng thời phù hợp với lời khai của một số người làm chứng đã sinh sống tại khu vực này từ trước tới nay.

[2.4] Từ phân tích, nhận định trên, Hội đồng xét xử xét thấy yêu cầu khởi kiện của bà H về việc đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk giao lại cho bà H căn nhà sàn bằng gỗ, lợp tôn và công nhận quyền sử dụng diện tích đất là 290,8m2 tọa lạc tại địa chỉ số 16 đường S, phường El thành phố B, tỉnh Đắk Lắk là có căn cứ, nên cần chấp nhận là phù hợp.

Do yêu cầu kháng cáo không được chấp nhận nên UBND tỉnh Đắk Lắk phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật, nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Vì những lẽ trên

3. Quyết định

Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ khoản 2 Điều 26; Điều 37; Điều 39; Điều 146, Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 166, Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015; khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005; Thông tư 201-BXD/TT ngày 23/6/1978 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc quản lý nhà, đất vắng chủ ở các tỉnh phía nam; Nghị quyết số 755/2005/NQ- UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991;

Áp dụng: khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

  1. Không chấp nhận kháng cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2022/DS-ST ngày 25/3/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà H’ Tul Byă.

Xem file đính kèm toàn văn bản án số 193/2022/DS-PT:
Loader Loading...
Ead logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Bài viết liên quan:

Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Number of views: 802

Leave a Reply

Your email address will not be published.