Cá nhân có quyền nhận cầm cố tài sản hay không?

Cá nhân có được nhận cầm cố không?

Khi thực hiện giao dịch, để lợi ích được đảm bảo thì các bên thường sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó, biện pháp cầm cố tài sản thường được nhiều người sử dụng. Đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, người dân hay “cầm cố nhà đất” cho nhau để bảo đảm cho khoản vay tiền. Phổ biến thường thấy là cơ sở kinh doanh tiệm cầm đồ thực hiện cầm cố tài sản, vậy pháp luật có cho phép cá nhân có quyền nhận cầm cố tài sản hay không? Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu những quy định liên quan đến cầm cố tài sản.

1. Khái niệm cầm cố tài sản

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì cầm cố tài sản là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

2. Chủ thể cầm cố tài sản

Chủ thể của cầm cố tài sản bao gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Cụ thể:

Bên cầm cố là bên có nghĩa vụ trong giao dịch. Luật không quy định cụ thể bên cầm cố phải là cá nhân hay tổ chức. Do đó, có thể hiểu bên cầm cố đều có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Bên nhận cầm cố là bên có quyền trong giao dịch. Tương tự như bên cầm cố, luật không quy định cụ thể bên cầm cố phải là cá nhân hay tổ chức và cũng không cấm cá nhân nhận cầm cố tài sản. Do đó, có thể hiểu bên cầm cố đều có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Chính vì vậy, cá nhân hoàn toàn có thể nhận cầm cố tài sản.

Cá nhân có được nhận cầm cố không?
Cá nhân có được nhận cầm cố không?

3. Đối tượng cầm cố tài sản

Đối với những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác thì đối tượng thực hiện khá đa dạng, chẳng hạn như đối với biện pháp bảo lãnh, bên bảo lãnh có thể dùng uy tín, danh dự của mình để cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Hay đối với biện pháp thế chấp tài sản thì đối tượng thế chấp là bất động sản, động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.

Mặt khác đối với biện pháp cầm cố tài sản, thì đối tượng cầm cố bao gồm bất động sản và động sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với cầm cố tài sản là quyền sử dụng đất. Tại Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Như vậy, Luật đất đai không có quy định người sử dụng đất có quyền cầm cố quyền sử dụng đất.

Thêm vào đó, theo thực tiễn xét xét tại Việt Nam, nhiều Tòa án đã ra quyết định tuyên hợp đồng cầm cố tài sản là quyền sử dụng đất bị vô hiệu. Lập luận rằng về đối tượng đất là sở hữu của toàn dân, không phải sở hữu riêng của bên cầm cố nên không được phép đem đi cầm cố cho người khác, do đó hợp đồng cầm cố đã vi phạm vào Điều 309 BLDS, nên xét thấy hợp đồng cầm cố đất là vô hiệu 123 Bộ luật Dân sự 2015.

Tóm lại, cá nhân được quyền nhận cầm cố tài sản, nhưng cần lưu ý rằng quyền sử dụng đất không phải là đối tượng cầm cố tài sản. Do đó, bất kể là cá nhân hay tổ chức cũng không được cầm cố tài sản là quyền sử dụng đất.

Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Cá nhân có quyền nhận cầm cố tài sản hay không?”, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan:

Number of views: 588

Leave a Reply

Your email address will not be published.