Hiện nay hình thức áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng hợp đồng thế chấp tài sản như quyền sử dụng đất, nhà ở diễn ra tại nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vậy liệu rằng cá nhân có quyền được nhận thế chấp nhà đất hay không? Hãy cùng Hãng Luật Bạch Tuyết phân tích để làm rõ vấn đề trên nhé!
Mục lục bài viết
1. Ai được nhận thế chấp?
Quy định tại Điều 317 Bộ Luật Dân sự 2015 đã nêu rõ:
– Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây được gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây được gọi là bên nhận thế chấp).
– Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ hoặc thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Nghĩ là thế chấp là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện biện pháp bảo đảm và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Tuy nhiên Luật không quy định rõ đích danh của bên nhận thế chấp.
2. Điều kiện nhận thế chấp nhà đất?
Theo Điều 35 Nghị định số 21/2021/NĐ – CP của Chính phủ quy định việc nhận thế chấp của cá nhân không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, nên cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Bên nhận thê chấp là tổ chức kinh tế, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Việc nhận thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về các dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác;
– Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại Điều 357, 466 và 468 của Bộ luật Dân sự. Nếu có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn;
– Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
3. Nghĩa vụ của các bên khi thế chấp nhà đất
Nghĩa vụ của bên thế chấp
Quy định tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ nghĩa vụ của bên thế chấp:
- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm sau quy định tại Điều 299 của bộ luật này.
Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Quy định ở Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ như sau:
- Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
- Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định.
4. Một số lưu ý khi cá nhân nhận thế chấp nhà đất
Thứ nhất, lưu ý về điều kiện:
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;
– Đất không có tranh chấp;
– Đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất;
Thứ hai, lưu ý về các chủ thể tham gia giao dịch:
– Lưu ý trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở của hộ gia đình;
– Lưu ý về quy định bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất là cá nhân theo Nghị định số 21/2021/NĐ – CP.
Thứ ba, lưu ý về hình thức hợp đồng thế chấp:
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở phải lập bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực.
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (nhà ở trong trường hợp nhà ở gắn liền với đất) phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Hợp đồng thế chấp nhà ở từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
Tóm lại từ những quy định trên cho thấy để cá nhân có quyền được nhận thế chấp nhà đất cần phải thực hiện các thủ tục vô cùng rắc rối từ các khâu công chứng giấy tờ tại các tổ chức liên quan, thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, cất giữ giấy tờ nhà, đất nhận thế chấp, việc xử lý tài sản khi bên nhận thế chấp là cá nhân và còn nhiều vấn đề phát sinh sau đó …Do vậy mà tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra thì bạn cần tìm đến luật sự và các công ty, tổ chức hành nghề luật để được hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ để kết quả đạt được hiệu quả.
Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Cá nhân có quyền được nhận thế chấp nhà đất hay không?”, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Số điện thoại: 094.994.0303
Email: luatbachtuyet@gmail.com
Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết
Website: hangluatbachtuyet.com
Các bài viết liên quan: