Theo quy định tại Điều 616 Bộ luật dân dự 2015 thì có 03 trường hợp xác định người quản lý di sản thừa kế như sau:
– Trường hợp 1: Là người được chỉ định trong di chúc của người để lại di sản thừa kế hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
Tại đây, trường hợp do những người thừa kế thỏa thuận cử ra được hiểu như thế nào? Ví dụ: A và B có 03 người con là O, P, Q. Vì dịch Covid nên A, B chẳng may qua đời và để lại di sản là căn nhà tại xã X, huyện Y, tỉnh Z. Vì O, P, Q chưa muốn phân chia phần di sản này nên đã thỏa thuận cử P về quản lý căn nhà tại xã X, huyện Y tỉnh Z. Từ đó xác định, P là người quản lý di sản thừa kế của A, B do những người thừa kế là O, P, Q thỏa thuận cử ra.
– Trường hợp 2: Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
– Trường hợp 3: Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Lưu ý: Xác định người quản lý di sản thừa kế sẽ có thứ tự ưu tiên, nếu không có trường hợp 1 thì mới xem xét trường hợp 2, và nếu không có cả trường hợp 2 thì mới xem xét đến trường hợp 3.
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế
1.1. Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế tại trường hợp 1 và trường hợp 3
– Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
– Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
– Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
– Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
1.2. Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế tại trường hợp 2
– Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
– Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
– Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
– Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.
2. Quyền của người quản lý di sản thừa kế
2.1. Quyền của người quản lý di sản thừa kế tại trường hợp 1 và trường hợp 3
– Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
– Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
– Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2.2. Quyền của người quản lý di sản thừa kế tại trường hợp 2
– Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
– Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
– Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
Trên đây là bài viết của Hãng luật Bạch Tuyết về cách xác định người quản lý di sản thừa kế và các quyền, nghĩa vụ của người này. Nếu có thắc mắc, xin liên hệ với Hãng luật Bạch Tuyết theo thông tin sau:
1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết,
- Số điện thoại: 094.994.0303 hoặc 0987.431.347
- Website: https://hangluatbachtuyet.com/
2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết – Chi nhánh Phú Nhuận
- Số điện thoại: 0376019226
Các bài viết liên quan:
Hồ sơ, trình tự thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế