“Sổ đỏ Hộ gia đình” nhưng chỉ có một người đặt cọc bán đất thì giao dịch có hiệu lực không?

Sổ đỏ hộ gia đình mà chỉ một người ký đặt cọc thì có hiệu lực không

“Đặt cọc” được hiểu như thế nào?

Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.   

=> Từ đó có thể hiểu đặt cọc mua bán nhà đất là việc bên mua (dự định mua) sẽ chuyển cho bên có quyền sử dụng đất hoặc nhà ở (bên bán) tài sản đặt cọc (thường sẽ là tiền) để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán.

Như vậy đặt cọc là biện pháp để bảo đảm việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, đặt cọc là giao dịch dân sự nên cần đáp ứng các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.

Sổ đỏ hộ gia đình mà chỉ một người ký đặt cọc thì có hiệu lực không
“sổ đỏ hộ gia đình” nhưng chỉ một người ký đặt cọc thì có hiệu lực không?

“Hộ gia đình” được hiểu như thế nào?

Theo Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

Theo đó, trường hợp thửa đất có Giấy chứng nhận ghi nhận là đất của “Hộ ông”, “Hộ bà”, nghĩa là đây là đất của hộ gia đình, là toàn bộ những người trong hộ khẩu nhà của người đứng tên này (bao gồm vợ chồng hợp pháp với người trong hộ khẩu) tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đều có quyền đối với mảnh đất này.

Do đó, nếu như chỉ một người trong gia đình trên đứng ra ký hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể sẽ bị vô hiệu. Bởi vì nếu những người trong hộ khẩu đã phân tích nêu trên không đồng ý chuyển nhượng đất này hoặc không có văn bản ủy quyền cho một người ký hợp đồng đặt cọc.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu, theo quy định tại Điều 132 Bộ Luật dân sự 2015, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận mà không thể yêu cầu phạt cọc, bên nào có lỗi thì phải bồi thường,…

Nếu cần trao đổi thêm về vấn đề trên hoặc muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi xin hãy liên hệ theo thông tin sau đây:

HÃNG LUẬT BẠCH TUYẾT

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Các bài viết khác:

#LuatsugioiHoChiMinh

#LuatsuTuvan

#Luatsutranhtung

#LuatsuDoanhnghiep

#LuatsugioiGoVap

#HangLuatBachTuyet

#Sodohogiadinh

Number of views: 2823

Leave a Reply

Your email address will not be published.