Khi nào phạm tội cho vay lãi nặng?

Khi nào phạm tội cho vay lãi nặng?

Cho vay là giao dịch dân sự phổ biến trong xã hội, nhiều đối tượng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để cho vay với lãi suất cao mà người dân hay gọi là cho vay nặng lãi, tuy nhiên, theo thuật ngữ pháp luật hình sự là “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về tín dụng mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; xâm phạm đến lợi ích của công dân.

Như thế nào được xem là cho vay lãi nặng?

Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo đó, Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất từ 100%/năm trở lên thì được xem là cho vay lãi nặng.

Khi nào phạm tội cho vay lãi nặng?
khi nào phạm tội cho vay lãi nặng?

Như thế nào được xem là thu lợi bất chính?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định “Thu lợi bất chính” là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay. Như vậy, số tiền lãi vượt quá mức lãi suất từ 20%/năm trở lên thì được xem là khoản thu lợi bất chính.

Trường hợp thu lợi bất chính là tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

Ví dụ: A cho B vay 500.000.000 đồng với mức lãi suất 100%/năm trong vòng 02 năm. Theo đó, tổng tiền lãi mà Bên A thu được của Bên B là 1.000.000.000 đồng. Tại đây, vì các bên được quyền thỏa thuận mức lãi suất tối đa 20%/năm nên phần này không bị tính là tiền thu lợi bất chính (Tiền lãi không bị tính là 200.000.000 đồng). Vậy, số tiền thu lợi bất chính là 800.000.000 đồng.

Thu lợi bất chính bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự hiện hành và Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP thì trường hợp thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Một số hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng như:

  • Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản.
  • Không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự theo quy định tại điểm d, đ khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, cần lưu ý khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề Thu lợi bất chính bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan:

Number of views: 179

Leave a Reply

Your email address will not be published.