Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì có được xuất hóa đơn không?

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì có được xuất hóa đơn không

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp bị đóng mã số thuế – theo quy định pháp luật gọi là chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Theo đó, khi bị đóng mã số thuế, doanh nghiệp muốn thực hiện một số hoạt động kinh doanh như xuất hóa đơn.

Nhiều doanh nghiệp lo ngại về vấn đề pháp lý liên quan xuất hóa đơn khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Hãy cùng Hãng Luật Bạch Tuyết tìm hiểu pháp luật có cho phép doanh nghiệp xuất hóa đơn khi đóng mã số thuế không?

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì có được xuất hóa đơn không
Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì có được xuất hóa đơn không?

1. Các trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật quản lý thuế 2019 thì mã số thuế của doanh nghiệp bị đóng trong những trường hợp sau:

Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh,không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

Như vậy, có thể thấy các trường hợp đóng mã số thuế của doanh nghiệp bao gồm:

  • Theo đề nghị của người nộp thuế
  • Theo quyết định, thông báo, giấy tờ khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2. Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế

a) Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;

b) Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại,trừ trường hợp khôi phục mã số thuế;

c) Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;

d) Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;

đ) Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

3. Doanh nghiệp có được xuất hóa đơn khi bị đóng mã số thuế?

Theo nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế là mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực. Như vậy, khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì không được xuất hóa đơn.

4. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

a) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

b) Các giấy tờ khác có liên quan.

Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì có được xuất hóa đơn không?”, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan:

Number of views: 238

Leave a Reply

Your email address will not be published.