Khi người điều khiển, người sử dụng các phương tiện tham gia giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông thường hay sử dụng tên gọi của cụm từ “xe không chính chủ” khi bị xử phạt. Tuy nhiên trong quy định pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể tên gọi “xe không chính chủ”. Nếu vậy xe không chính chủ được hiểu là gì và quy định xử phạt áp dụng như thế nào? Mời quý vị bạn đọc hãy cùng xem bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Mức xử phạt khi đi xe không chính chủ
Theo quy định tại Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ và đường sắt, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì hành vi: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là vi phạm pháp luật.
Do đó không có lỗi với tên gọi là xe không chính chủ mà mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định.
Vì vậy người vi phạm bị xử phạt tiền, mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Cơ quan có thẩm quyền được quyền xử phạt về lỗi “xe không chính chủ” trong trường hợp nào?
Theo Khoản 10 Điều 80 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm xe không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
Như vậy đối với trường hợp bình thường, người điểu khiển mượn xe của người khác để di chuyển thì cảnh sát giao thông không được quyền dừng xe và xử phạt người tham gia giao thông chỉ vì lỗi “xe không chính chủ”. Nhưng trong những trường hợp liên quan đến vụ tai nạn giao thông hoặc thông qua công tác đăng ký xe, người có thẩm quyền có thể sử dụng thông tin kỹ thuật của phương tiện để xác minh và giải quyết hành vi vi phạm.
Lưu ý: Người điều khiển xe khi tham gia giao thông cần tuân thủ mang đầy đủ các loại giấy tờ và xuất trình nếu bị cảnh sát giao thông kiểm tra:
- CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện;
- Giấy đăng ký xe;
- Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện;
- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô;
- Giấy đăng kiểm xe (áp dụng đối với ô tô).
Trên đây là bài viết của Hãng Luật Bạch Tuyết về chủ đề “Đi xe không chính chủ có bị xử phạt không?”. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết
- Số điện thoại: 094.994.0303 hoặc 0987.431.347
- Website: https://hangluatbachtuyet.com/
2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết – Chi nhánh Phú Nhuận
- Số điện thoại: 0376 019 226
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
ĐI NGƯỢC CHIỀU SẼ BỊ PHẠT THẾ NÀO?
Biển số định danh có bắt buộc là mã định danh cá nhân không?