Một Số Lưu Ý Khi Đặt Biển Hiệu Kinh Doanh

Biển hiệu
Biển hiệu
Biển hiệu

       Hiện nay, rất nhiều cá nhân, tổ chức khi bước ra kinh doanh điều đầu tiên đều phải đặt một cái biển hiệu thật to, thật đẹp nhằm thu hút những ánh nhìn của khách hàng để từ đó thể hiện quy mô cũng như sự chuyên nghiệp của mình. Nhưng rất ít ai quan tâm liệu tấm biển hiệu mình làm đã đúng và phù hợp với quy định của pháp luật hay chưa. Từ đây, Hãng Luật Bạch Tuyết xin gửi tới Quý khách hàng một số lưu ý quan trọng theo quy định của pháp luật về biển hiệu nhằm tránh những hậu quả pháp lý không đáng có.

I. Kích cỡ biển hiệu

       Khi đề cập tới kích cỡ biển hiệu, điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là kích cỡ đã phù hợp hay chưa, đa số mọi người đều thích một cái biển thật to nhưng lại ít ai quan tâm liệu pháp luật có giới hạn kích cỡ hay không. Theo khoản 3 Điều 34 Luật Quảng cáo quy định về giới hạn của kích cỡ biển hiệu thì biển hiệu được chia giới hạn kích cỡ khác nhau thành hai loại như sau:

  1. Biển hiệu ngang
  • Chiều dài tối đa: không được vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà, nơi đặt biển hiệu kinh doanh.
  • Chiều cao tối đa: không được vượt quá 2m với bất kỳ biển hiệu ngang nào.
  1. Biển hiệu dọc
  • Chiều dài tối đa: không vượt quá 1m.
  • Chiều cao tối đa: Chiều cao biển hiệu dọc có thể lên tới 4m nhưng không được vượt quá chiều cao của tầng nhà, nơi đặt biển hiệu.

II. Nội dung của biển hiệu

       Ngoài kích cỡ sao cho phù hợp thì nội dung biển hiệu cũng là một thứ khiến chúng ta phải quan tâm hàng đầu. Cụ thể, đối với nội dung trên biển hiệu thì những cá nhân, tổ chức kinh doanh cần phải lưu ý: 

  1. Nội dung tổng thể:

        Theo khoản 1 Điều 34 Luật Quảng cáo, một biển hiệu đúng theo tiêu chuẩn của pháp luật cần phải đáp ứng tối thiểu các nội dung sau:

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Địa chỉ và điện thoại.
  1. Chữ viết thể hiện trên biển hiệu

       Đồng thời, tại khoản 2 Điều 34 Luật Quảng cáo cũng quy định chữ viết được thể hiện trên biển hiệu cũng cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt;
  • Trường hợp biển hiệu sử dụng cả chữ tiếng việt và tiếng nước ngoài thì kích cỡ chữ nước ngoài không được quá ¾ khổ chữ tiếng Việt và phải đặt dưới chữ tiếng việt.

III. Đặt biển hiệu

        Ngoài việc phải chú trọng các đặc điểm bên trong như nội dung hay kích thước biển hiệu, tại khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Luật Quảng cáo cũng yêu cầu các cá nhân, tổ chức kinh doanh đáp ứng được các đặc điểm bên ngoài khi tiến hành đặt biển hiệu, cụ thể:

  • Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
  • Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

       Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn gửi tới Quý khách hàng. Để được tư vấn cụ thể và có những phương án giải quyết tốt nhất, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi bằng một trong những phương thức sau:

+ Liên hệ trực tiếp theo địa chỉ: 1132 Lê Đức Thọ, phường 13, Quận Gò Vấp, Tp.HCM.

+ Thông qua hotline của chúng tôi theo số: 0886260651.

+ Thông qua Facebook của chúng tôi: Hãng Luật Bach Tuyết

Bài viết liên quan:

+ Một số lưu ý khi lập di chúc

+ Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động

Number of views: 526

Leave a Reply

Your email address will not be published.