Mục lục bài viết
1. Cách xác định phạm vi ba đời trong kết hôn
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.
Ví dụ: Ông A và bà B có 2 người con là C và D, C có 2 người con là C1 và C2, D có 2 người con là D1 và D2. Vì quá trình di dân đi phát triển vùng kinh tế mới, những người con của C và D không biết nhau từ nhỏ, đến khi trưởng thành thì C1 và D2 lại yêu nhau và mong muốn kết hôn. Trong trường hợp này, C1 và D2 đang được xác định là những người có họ trong phạm vi ba đời. Vậy liệu C1 và D2 có được kết hôn với nhau hay không?
2. Điều kiện kết hôn
Căn cứ vào Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Dẫn chiếu đến quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Như vậy, những người có họ trong phạm vi ba đời bị nghiêm cấm kết hôn và chung sống cùng nhau. Nếu những người có họ trong phạm vi ba đời mà kết hôn với nhau được xem là kết hôn trái pháp luật. Từ đó, xét theo ví dụ đã nêu thì C1 và D2 không thể kết hôn và chung sống cùng nhau như vợ chồng.
3. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trong phạm vi ba đời
Như đã phân tích ở trên, pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân mà ở đó hai người có họ trong phạm vi ba đời. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết trong phạm vi ba đời, bao gồm:
– Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
4. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì việc hủy kết hôn trái pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý như sau:
– Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “Kết hôn trong phạm vi ba đời – được hay không?”, Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết,
- Số điện thoại: 094.994.0303 hoặc 0987.431.347
- Website: https://hangluatbachtuyet.com/
2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết – Chi nhánh Phú Nhuận
- Số điện thoại: 0376019226
Bài viết liên quan:
Hai anh em nhà này kết hôn với hai chị em nhà kia được không?
Giải quyết tài sản, con cái khi sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn