HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC BỊ “TREO” TẠI TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THÌ GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Hợp đồng đặt cọc bị treo tại tổ chức hành nghề công chứng thì giải quyết như thế nào

1. VẤN ĐỀ

Khách hàng: Năm 2020 tôi có đồng ý bán lô đất cho anh K với giá 3.000.000.000 đồng.  Hai bên đã ra Văn phòng công chứng A để ký hợp đồng đặt cọc 100.000.000 đồng (hợp đồng đặt cọc không ghi thời hiệu). Nhưng sau đó anh K không ra Văn phòng công chứng để ký hợp đồng chuyển nhượng, anh K cũng thông báo với tôi là không mua nữa. Đến năm 2021, tôi bán cho anh H lô đất này, nhưng khi ra Văn phòng công chứng để ký hợp đồng chuyển nhượng thì Công chứng viên trả lời hợp đồng đặt cọc năm 2020 giữa tôi và anh K đã lưu trên hệ thống nên tôi không thể ký hợp đồng chuyển nhượng với người khác. Quý Luật sư cho tôi hỏi: Văn phòng công chứng trả lời vậy có đúng không? Tôi phải làm gì để có thể bán đất cho người khác?

2. GIẢI ĐÁP

HÃNG LUẬT BẠCH TUYẾT giải đáp như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng đặt cọc như sau: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Theo quy định pháp luật hiện hành, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Nhưng khi hai bên ký kết hợp đồng đặt cọc tại Văn phòng công chứng và xảy ra sự việc bên đặt cọc đơn phương chấm dứt hợp đồng, không tiến hành hủy bỏ hợp đồng đặt cọc tại Văn phòng công chứng có thể sẽ dẫn đến trường hợp như trên.
Trong tường hợp này, anh nên liên hệ với anh K để hai bên cùng nhau ra Văn phòng công chứng trước đó ký hợp đồng đặt cọc để hủy hợp đồng này. Nếu như anh K không đồng ý, thì anh tiến hành khởi kiện ra TAND có thẩm quyền, sau khi có bản án có hiệu lực thì Văn phòng công chứng sẽ tiến hành hủy bỏ hợp đồng đặt cọc này trên hệ thống công chứng. Lúc này anh có thể chuyển nhượng lô đất này cho người khác. Tuy nhiên, việc khởi kiện sẽ kéo dài thời gian, tốn kém tiền bạc, công sức,…Do đó, để tránh xảy ra trường hợp như thế này, các bên nên thỏa thuận cụ thể về điều khoản hiệu lực của hợp đồng đặt cọc và các trường hợp chấm dứt hợp đồng đặt cọc. Ví dụ, hợp đồng cọc nên quy định rõ, hợp đồng chỉ có hiệu lực đối với các bên trong thời hạn cam kết chuyển nhượng; hợp đồng tự động chấm dứt khi các bên tiến hành việc giao kết hợp đồng mua bán, hoặc một trong các bên từ chối thực hiện giao kết hợp đồng khi hết thời hạn cam kết.

Trên đây là giải đáp của Hãng Luật Bạch Tuyết, mong rằng giải đáp này phần nào giúp bạn giải quyết thắc mắc về vấn đề trên. Khi gặp bất cứ khó khăn nào về pháp lý hãy liên hệ với Hãng Luật Bạch Tuyết để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Hãng Luật Bạch Tuyết sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Số điện thoại: 094.994.0303

Email: luatbachtuyet@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/Hangluatbachtuyet/

Địa chỉ: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Các bài viết khác:

Number of views: 544

Leave a Reply

Your email address will not be published.