Yêu cầu người lao động làm việc trong nhiều năm sau khi đào tạo nghề

Yêu cầu người lao động làm việc trong nhiều năm sau khi đào tạo nghềyêu cầu người lao động làm việc trong nhiều năm sau khi đào tạo nghề

Trong thực tế chúng ta thường nghe thấy câu chuyện doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải cam kết làm việc sau thời gian được cử đi học tập, đào tạo nghề. Tuy nhiên yêu cầu nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật hay không và có những lưu ý nào? Bài viết hôm nay của Hãng Luật Bạch Tuyết sẽ cung cấp tới quý vị và các bạn câu trả lời cụ thể.

1. Doanh nghiệp được yêu cầu người lao động làm việc sau khi đào tạo nghề không?

Yêu cầu người lao động làm việc trong nhiều năm sau khi đào tạo nghề
Yêu cầu người lao động làm việc trong nhiều năm sau khi đào tạo nghề

Theo quy định, khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài cho người lao động thì các bên cần giao kết hợp đồng đào tạo. Hoạt động đào tạo ở đây là hoạt động doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình (kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động) để trực tiếp hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động đang làm việc cho mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh sinh lợi từ hoạt động ấy.

Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019 thì khi tiến hành hoạt động nêu trên các bên phải ký kết Hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và phải có các thông tin chủ yếu sau đây:

  • Nghề đào tạo;
  • Địa điểm, thời gian đào tạo;
  • Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  • Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
  • Trách nhiệm của người lao động.

Lưu ý:  Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Tóm lại, theo quy định hiện hành thì người sử dụng lao động được yêu cầu người lao động ở lại làm việc sau khi được đào tạo nếu trước đó các bên đã có thỏa thuận về hợp đồng đào tạo có nội dung cam kết làm việc sau khi được đào tạo.

2. Các lưu ý đối với yêu cầu người lao động làm việc sau khi đào tạo nghề

2.1. Thời gian người lao động bắt buộc phải ở lại làm việc cho người lao động

Như đã nêu ở trên, theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019 thì trong Hợp đồng đào tạo có ghi nhận về thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo. Đây là quy định cho phép các bên tự thỏa thuận với nhau trước khi người lao động thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động. Luật không quy định con số cố định về thời gian tối thiểu hay tối đa để phù hợp với từng trường hợp ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng với thời gian, kinh phí đào tạo khác nhau.

2.2. Người lao động không làm việc cho người lao động sau khi được đào tạo hoặc làm việc không đủ thời gian cam kết trong Hợp đồng đào tạo thì giải quyết như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện hành về nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học thì: “Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo”.

Như vậy, theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp thì trường hợp người lao động không thực hiện đúng cam kết làm việc cho người lao động như trong Hợp đồng đào tạo thì buộc phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019 về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có nghĩa vụ: “Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo”.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trường hợp người lao động không tuân thủ cam kết làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo nghề thì trách nhiệm với người lao động là phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo.

Trên đây là bài viết của Hãng Luật Bạch Tuyết về chủ đề “Yêu cầu người lao động làm việc trong nhiều năm sau khi đào tạo nghề”. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

Tiền lương và nguyên tắc trả lương cho người lao động

Chuyển người lao động làm công việc khác so với thỏa thuận

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hiện nay

Các loại hợp đồng lao động theo quy định mới nhất

Công ty có được giữ bản chính căn cước công dân của người lao động không?

Number of views: 210

Leave a Reply

Your email address will not be published.