Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Danh mục nghề, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Bài viết này Hãng Luật Bạch Tuyết sẽ gửi đến Quý bạn đọc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới nhất theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐXH quy định về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Từ đó làm cơ sở để người lao động được hưởng các quyền lợi về lao động và bảo hiểm xã hội.

Danh mục nghề, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Danh mục nghề, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

1. Thế nào là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là các công việc khi thực hiện sẽ có các yếu tố gây hại, tổn thương đến sức khoẻ, tinh thần hoặc có nguy cơ cao và được quy định trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTNXH.

2. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay?

Theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể các nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc và nguy hiểm gồm 1.838 nghề, công việc và được chia thành 42 lĩnh vực khác nhau dưới đây:

STT NGÀNH NGHỀ/CÔNG VIỆC SỐ LƯỢNG
1 Khai thác khoáng sản 108
2 Cơ khí, luyện kim 180
3 Hoá chất 159
4 Vận tải 100
5 Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi 58
6 Điện 100
7 Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông 39
8 Sản xuất xi măng 39
9 Sành sứ, thuỷ tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ 52
10 Da giày, dệt may 58
11 Nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi – chế biến gia súc, gia cầm) 118
12 Thương mại 47
13 Phát thanh, truyền hình 18
14 Dự liệu quốc gia 05
15 Y tế và dược 66
16 Thủy lợi 21
17 Cơ yếu 17
18 Địa chất 24
19 Xây dựng (xây lắp) 12
20 Vệ sinh môi trường: 27
21 Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng 46
22 Sản xuất thuốc lá 32
23 Địa chính 06
24 Khí tượng thủy văn 08
25 Khoa học công nghệ 57
26 Hàng không 55
27 Sản xuất, chế biến muối ăn 03
28 Thể dục – thể thao, văn hóa thông tin 47
29 Thương binh và xã hội 14
30 Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát 23
31 Du lịch 08
32 Ngân hàng 16
33 Sản xuất giấy 24
34 Thủy sản 38
35 Dầu khí 119
36 Chế biến thực phẩm 14
37 Giáo dục – đào tạo 04
38 Hải quan 09
39 Sản xuất ô tô xe máy 23
40 Lưu trữ 01
41 Tài nguyên môi trường 24
42 Cao su 19
TỔNG CỘNG 1.838

Chi tiết danh mục 1.838 ngành nghề, công việc tại đây: Tải về

Ngoài 1.838 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm đã nêu thì đầu năm 2021 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã đề nghị Chính phủ bổ sung cho giáo viên mầm non, giáo viên thể chất và 12 ngành nghề trong quân đội vào danh mục những nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm theo quy định.

Trên đây là tư vấn của Hãng luật Bạch Tuyết về chủ đề “ Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.” Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chi nhánh: 144D Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Các bài viết liên quan:

Trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm

Bị sếp chửi, có quyền tự nghỉ việc ngay không?

Yêu cầu người lao động làm việc trong nhiều năm sau khi đào tạo nghề

Number of views: 183

Leave a Reply

Your email address will not be published.