Những vấn đề cần lưu ý khi tham gia quan hệ lao động

Có được huỷ bỏ hợp đồng đã công chứng? Trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào?

Trong hoạt động thường nhật, các mối quan hệ lao động thường phát sinh ở xung quanh chúng ta. Tuy nhiên lại rất ít người có thể am hiểu tường tận để đưa ra cho mình một câu trả lời phù hợp rằng “Liệu lợi ích của mình đã được đảm bảo theo quy định của pháp luật hay chưa?”. Trên cơ sở của các quy định pháp luật về lao động, Hãng Luật Bạch Tuyết xin gửi tới quý khách hàng một số vấn đề cần lưu ý như sau:Quan hệ lao động

1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người sử dụng lao động 

Theo khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 (sau đây gọi tắt là “BLLD”), khi giao kết hợp đồng, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải cung cấp rõ ràng những thông tin sau:

  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • An toàn, vệ sinh lao động;
  • Tiền lương, hình thức trả lương;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ…

Tại đây, người lao động cần lưu ý để có thể yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin khi giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ lao động.

2. Nội dung hợp đồng lao động bắt buộc phải có theo quy định của pháp luật

Theo khoản 1 Điều 21 BLLD thì một hợp đồng lao động cần đảm bảo tối thiểu các nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Tại đây, người lao động cần đọc kỹ và xem xét để nhận định liệu hợp đồng mà người sử dụng lao động cung cấp đã đủ nội dung theo quy định của pháp luật hay chưa? Bởi vì chỉ cần thiếu một hoặc vài điều khoản trên cũng có thể khiến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động không được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

3. Người lao động được quyền giữ một bản hợp đồng lao động khi tham gia vào quan hệ lao động

Theo khoản 1 Điều 14 BLLD quy định thì hợp đồng lao động khi giao kết bằng văn bản phải được lập thành hai bản và có giá trị pháp lý như nhau, đồng thời người lao động có quyền giữ một bản để đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng của hợp đồng, cũng như có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi phát sinh tranh chấp. 

4. Những hành vi mà người sử dụng lao động không được thực hiện trong quan hệ lao động:

Theo Điều 17 BLLD quy định, thì khi giao kết hợp đồng với người lao động, người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi sau:

– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

– Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn gửi tới Quý khách hàng. Để được tư vấn cụ thể và có những giải đáp tốt nhất, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi bằng một trong những phương thức sau:

+ Liên hệ trực tiếp theo địa chỉ: 1132 Lê Đức Thọ, phường 13, Quận Gò Vấp, Tp.HCM.

+ Thông qua hotline của chúng tôi theo số: 0886260651.

+ Thông qua Facebook của chúng tôi: Hãng Luật Bạch Tuyết

Các bài viết liên quan:

Number of views: 427

Leave a Reply

Your email address will not be published.