Phân loại và quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần

Phân loại và quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần

Trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ đông khác nhau, vậy quyền hạn của họ có gì khác nhau? Trong bài viết này, với chủ để “Phân loại và quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần”, Hãng Luật Bạch Tuyết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó. 

1. Cổ đông là ai?

Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích “Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần”. Hay nói cách khác họ là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số cổ phần đã mua. Theo quy định của luật doanh nghiệp, công ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ đông.

2. Có những loại cổ đông nào?

Tùy vào loại cổ phần sở hữu và thời điểm cổ đông sở hữu sở hữu cổ phần mà có các loại cổ đông tương ứng. Luật Doanh nghiệp quy định có các loại cổ đông sau: Cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi.

Loại cổ đông Nhận diện
Cổ đông sáng lập Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Cổ đông phổ thông

Mọi công ty cổ phần đều phải có loại cổ đông này.

Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông

Cổ đông ưu đãi

Cổ đông ưu đãi là người sở hữu cổ phần ưu đãi.

Có 3 loại cổ phần ưu đãi:

+ Cổ phần ưu đãi cổ tức;

+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết.

(Công ty cổ phần không bắt buộc phải có cổ đông ưu đãi).

3. Quyền hạn của cổ đông

Phân loại và quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần
mỗi loại cổ đông tương ứng sẽ có quyền hạn gì?

a) Cổ đông phổ thông

Quyền chung đối với tất cả cổ đông phổ thông

  • Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
  • Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
  • Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
  • Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
  • Được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.

Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty.

  • Bên cạnh các các quyền hạn chung của cổ đông phổ thông, cổ đông hoặc nhóm cổ đông này có thêm các quyền hạn sau:
  • Yêu cầu triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông;
  • Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
  • Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết;
  • Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty:

  • Bên cạnh các quyền hạn của 2 nhóm trên, cổ đông hoặc nhóm cổ đông này có thêm quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

b) Cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập có các quyền hạn tương đương như cổ đông phổ thông. Bên cạnh đó còn có thêm một số quyền hạn như là được ký kết để thành lập công ty cổ phần. Được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết bên cạnh tổ chức được Chính phủ ủy quyền.

c) Cổ đông ưu đãi

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết:

  • Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông khác (số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định).
  • Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền chuyển nhượng cổ phần (trường hợp có quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án cho chuyển nhượng hoặc thừa kế thì vẫn có thể chuyển nhượng).

Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có giá trị ưu đãi biểu quyết trong vòng 03 năm kể từ ngày Doanh nghiệp được cấo giấy chứng nhận. Sau 03 năm, số cổ phần ưu đãi này sẽ tự động chuyển thành cổ phần phổ thông.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức

  • Nhận cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm
  • Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác như cổ đông phổ thông ngoại trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại

  • Được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty
  • Quyền khác như cổ đông phổ thông ngoại trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng theo thông tin sau đây:

HÃNG LUT BCH TUYẾT

Địa chỉ: 1132 (tầng trệt) Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: luatbachtuyet.@gmail.com

Facebook: Hãng Luật Bạch Tuyết

Số điện thoại: 088 626 0651

Các bài viết khác:

Number of views: 1539

One thought on “Phân loại và quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần

Leave a Reply

Your email address will not be published.