Mức lương mà doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (NLĐ) khi tạm ngừng việc do dịch covid

Đề xuất quy định từ năm 2025 sẽ không được rút bhxh một lần

A. Mức lương mà doanh nghiệp trả cho NLĐ ngừng việc do dịch Covid-19: 

Theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương ngưng việc như sau:

“Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:….3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”

Vậy, theo quy định trên thì căn cứ vào thời gian ngừng việc mà tiền lương có sự thay đổi, ngừng việc dưới 14 ngày thì tiền lương không thấp hơn mức lương tối thiểu, ngừng việc hơn 14 ngày thì tiền lương sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng vẫn phải đảm bảo lương 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

(Tiền lương tối thiểu ở đây là lương tối thiểu theo vùng,”Điều 91 Bộ Luật lao động 2019”)

Mức lương mà doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (nlđ) khi tạm ngừng việc do dịch covid
(mức lương mà doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (nlđ) khi tạm ngừng việc do dịch covid)

B. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ bị ngừng việc do dịch Covid-19:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 42 của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế như sau: “8. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc”.

Do đó, những người lao động bị ngừng việc do Covid (Điều 99 Bộ Luật lao động 2019) mà vẫn được hưởng lương thì vẫn được đóng BHXH. Cụ thể mức đóng BHXH sẽ theo mức tiền lương NLĐ được trả trong thời gian ngừng công việc.

Tuy nhiên, có vấn đề chưa rõ ràng như sau, ví dụ trường hợp NLĐ ngừng công việc 03 tháng thì như phân tích ở mục A, 14 ngày đầu tiên NLĐ  được hưởng lương không thấp hơn mức lương vùng tối thiểu vùng, còn khoảng thời gian còn lại thì doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận mức lương khác (có thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng). Vậy nên tiền lương mà Doanh nghiệp sẽ đóng BHXH là mức lương nào, trong khi pháp luật về BHXH đã quy định mức lương thấp nhất để đóng bảo hiểm xã hội là lương theo vùng.

Như vậy, trong trường hợp này thì pháp luật chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh. Do vậy, để đảm bảo việc đóng BHXH của doanh nghiệp đúng quy định, doanh nghiệp có thể có gửi văn bản đến Sở Lao động Thương Binh xã hội, cơ quan bảo hiểm để đề nghị giải thích và hướng dẫn cho trường hợp này. Trong thời gian chờ đợi văn bản trả lời, để không chậm nộp bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể nộp theo lương tối thiểu vùng. Sau đó, có hướng dẫn mức đóng BHXH theo mức lương thấp hơn, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả tiền nộp dư trước đó.

Trên đây là những chia sẻ của Hãng Luật Bạch Tuyết về mức lương mà doanh nghiệp đóng BHXH cho NLĐ khi tạm ngừng việc do dịch covid. Hi vọng qua bài viết giúp các bạn giải đáp phần nào thắc mắc này.

Mặc dù không thể ra khỏi nhà, nhưng nếu gặp phải các vấn đề pháp lý cần tư vấn, hỗ trợ hoặc muốn tìm hiểu thêm về quy định pháp luật đối với các vấn đề bạn quan tâm, hãy liên hệ với Hãng Luật Bạch Tuyết theo cách thức sau:

Number of views: 850

Leave a Reply

Your email address will not be published.