KHÔNG TIẾP NHẬN CẤP CỨU CHO NGƯỜI BỆNH CÓ THỂ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Lãnh đạo tp dĩ an, bình dương làm việc với các cơ sở y tế liên quan đến bệnh nhân không được cấp cứu và tử vong. (nguồn ảnh moh. Gov. Vn)

Những ngày qua, báo chí đưa tin vụ việc 5 bệnh viện tại Bình Dương không tiếp nhận cấp cứu cho người bị bệnh đã gây ra bức xúc rất lớn trong dư luận. Rất nhiều đọc giả thắc mắc rằng với hành vi này của 5 bệnh biện có thể bị xử phạt theo pháp luật hay không? Hôm nay, Hãng Luật Bạch Tuyết sẽ đưa ra ý kiến dựa trên quy định của pháp luật để quý đọc giả được hiểu rõ hơn (hành vi không tiếp nhận cấp cứu). Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phân tích dựa trên quy định pháp luật không chỉ mặt đặt tên bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Cụ thể:

Hành vi không tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân được liệt kê vào hành vi bị nghiêm cấm tài khoản 1 Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cụ thể “từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh”.

Theo đó, với hành vi này thì các nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng theo quy định tại điểm g khoản 7 Điều 38 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP do vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

“Điều 38. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

…..

g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo tp dĩ an, bình dương làm việc với các cơ sở y tế liên quan đến bệnh nhân không được cấp cứu và tử vong. (nguồn ảnh moh. Gov. Vn)
Lãnh đạo tp dĩ an, bình dương làm việc với các cơ sở y tế liên quan đến bệnh nhân không được cấp cứu và tử vong. (nguồn ảnh moh. Gov. Vn)

Mặt khác, nếu trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, y, bác sỹ từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu khiến người bị tai nạn chết, thì y, bác sỹ còn có thể bị xử lý hình sự về tội “Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” theo Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều này quy định, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;

Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì (1) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; (2) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp thì sẽ chịu án phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hãng Luật Bạch Tuyết hành vi không tiếp nhận cấp cứu cho người bệnh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ theo thông tin sau:

Các bài viết liên quan:

Các đối tương được hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19

Chính sách hỗ trợ người lao động trong thời kỳ Covid

Number of views: 634

Leave a Reply

Your email address will not be published.