2 anh em nhà này kết hôn với 2 chị em nhà kia được không?

Anh em nhà này kết hôn với chị em nhà kia có được không

Các cụ có câu “mía ngọt đánh cả cụm” ám chỉ một người đàn ông trong thời phong kiến kết hôn với hai hoặc ba vợ cùng một nhà khi gặp được người phụ nữ ưng ý và phù hợp nên đồng thời muốn lấy luôn những người chị, em của vợ. Tuy nhiên, xã hội hiện đại đã không còn cho phép điều này khi pháp luật đặt ra quy định về chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Thay vào đó, phát sinh nhiều trường hợp hai anh em cùng một nhà gặp gỡ, quen biết, yêu đương và kết hôn với hai chị em cùng một nhà khác. Vậy, việc kết hôn như thế này có hợp pháp hay không?

Theo quy định tại Điều 36 Hiến pháp 2013 bảo hộ chế độ tự do hôn nhân, theo đó “nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Như vậy, có nghĩa rằng chỉ những trường hợp bị cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn thì quyền tự do hôn nhân mới bị hạn chế.

Anh em nhà này kết hôn với chị em nhà kia có được không
Anh em nhà này kết hôn với chị em nhà kia có được không

Theo quy định tại Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

–  Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

– Yêu sách của cải trong kết hôn;

– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

– Bạo lực gia đình;

– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Theo quy định tại điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện kết hôn bao gồm:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Những người cùng dòng máu về trực hệ những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Tiếp theo đó, theo quy định tại khoản 18 Điều này thì những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như vậy, trường hợp hai anh em nhà này kết hôn với hai chị em nhà kia sẽ không phải là kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, đồng thời nếu giữa những người kết hôn không có họ trong phạm vi ba đời (chồng với vợ không có quan hệ cùng một gốc sinh ra) thì sẽ không bị rơi vào trường hợp bị cấm do có họ trong phạm vi ba đời.

Kết luận: Nếu việc kết hôn không rơi vào các trường hợp bị cấm còn lại (như kết hôn giả tạo, kết hôn khi đang có vợ, chồng khác,…) hay không đủ điều kiện kết hôn của Luật (về tuổi, về năng lực hành vi dân sự,…) thì hai anh em nhà này hay thậm chí ba anh em nhà này kết hôn với ba chị em nhà kia vẫn được pháp luật cho phép. Trong những trường hợp này chỉ phát sinh vấn đề khó xử về xưng hô nếu hai anh em nhà này kết hôn chéo với hai chị em nhà kia (chẳng hạn anh trai nhà này lấy em gái nhà kia, đồng thời em trai nhà này lấy chị gái nhà kia).

Trên đây là bài viết của Hãng Luật Bạch Tuyết về thắc mắc: “Hai anh em nhà này kết hôn với hai chị em nhà kia được không?”. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Bài viết liên quan:

Tài sản chỉ đứng tên vợ hoặc chồng thì có được xem là tài sản chung của vợ chồng?

Nghĩa vụ liên đới trả nợ của vợ chồng

Number of views: 324

Leave a Reply

Your email address will not be published.